Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào?

Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào?

Trả lời: Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian.

- Khả năng biểu hiện:

+ Sự phân bố của đối tượng.

+ Số lượng của đối tượng.

Ví dụ : để biểu hiện sự phân bố dân cư, một chấm có thể tương ứng với 5000 người; hoặc để biểu hiện diện tích cây trồng, một chấm có thể tương ứng với 1000 ha...

1. Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí

1.1. Phương pháp kí hiệu

* Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hòa Bình được đặt trên sông Đà…)

* Các dạng kí hiệu

- Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.

- Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.

- Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá, nhà máy.

* Khả năng biểu hiện

– Tên và vị trí phân bố của đối tượng.

– Số lượng của đối tượng.

– Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển.

1.2. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động

* Đối tượng biểu hiện

Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội.

* Khả năng biểu hiện

- Hướng di chuyển của đối tượng.

- Khối lượng của đối tượng di chuyển.

- Chất lượng của đối tượng di chuyển.

1.3. Phương pháp chấm điểm

Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào?

- Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian.

Ví dụ : để biểu hiện sự phân bố dân cư, một chấm có thể tương ứng với 5000 người; hoặc để biểu hiện diện tích cây trồng, một chấm có thể tương ứng với 1000 ha...

Khả năng biểu hiện

+ Sự phân bố của đối tượng.

+ Số lượng của đối tượng.

1.4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ

- Phương pháp này thể hiện sự phân bổ của một đối tượng nào đó bằng các biểu đồ được bố trí trên bàn đồ trong các đơn vị lãnh thổ (thường có tính chất hành chính) và biểu thị một giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trong phạm vi lãnh thổ tương ứng.

- Ví dụ: Giá trị sản lượng công nghiệp theo từng tỉnh, diện tích rừng các tinh…

=> Như vậy, phương pháp này không chỉ rõ sự phân bố cụ thể của đối tượng trong đơn vị lãnh thổ mà biểu đồ đặt vào, để nó thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng trong lãnh thổ đó. Phương pháp này thể hiện được đặc tính số lượng (bằng kích thước của biểu đồ), chất lượng (bằng màu sắc hoặc hình dáng biểu đồ), cấu trúc (bằng việc chia biểu đồ thành các phần nhỏ) và động lực của hiện tượng (bằng cách dựng các biểu đồ có độ lớn khác nhau).

1.5. Phương pháp khoanh vùng

- Phương pháp này biểu thị những hiện tượng không phân bố đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng đất nhất định.

- Ví dụ các bản đồ chính trị với diện tích riêng của từng nước.

- Một đặc điểm quan trọng của phương pháp khoanh vùng là các vùng thuộc các hiện tượng khác nhau có thể không kề nhau, hoặc xen kẽ nhau và cũng có thể che nhau hoàn toàn do phụ thuộc vào vị trí tương quan thực tế của các hiện tượng đó.

- Khi thể hiện các vùng phân bố trên bản đồ, trước hết xác định chính xác vùng ranh giới hoặc chỉ cần biết khu vực đó có hiện tượng, sau đó dùng nét gạch hoặc ký hiệu hay viết tên hiện tượng vào vùng đó.

2. So sánh 5 phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí

Phương pháp kí hiệu

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Phương pháp chấm điểm

Phương pháp khoanh vùng

Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng địa lý phân bố theo những điểm cụ thể (đỉnh núi, các mỏ khoáng sản,...) hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ mà không thể biểu hiện trên bản đồ theo tỉ lệ (nhà máy, điểm dân cư, trường học... ).

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động dùng để thể hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế — xã hội trên bản đồ

Phương pháp bản đồ — biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lý theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ bằng sự phân bố của các điểm chấm trên bản đồ.

Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

Trên bản đồ, người ta dùng các dạng kí hiệu bản đồ khác nhau để thể hiện cho từng đối tượng, được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.

Trên bản đồ, sự di chuyển của các đối tượng được thể hiện bằng các mũi tên.

Trên bản đồ, người ta có thể sử dụng các loại biểu đồ khác nhau: biểu đồ cột, biểu đồ tròn...

Mỗi một điểm chấm tương ứng với một số lượng của đối tượng nhất định.

Có nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh DiềuĐịa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 58
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Ngân
    Bảo Ngân

    😇😇😇😇

    Thích Phản hồi 05/03/23
    • Milky Nugget
      Milky Nugget

      🖐🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 05/03/23
      • Su kem
        Su kem

        😌😌😌😌😌😌

        Thích Phản hồi 05/03/23

        Địa lý lớp 10

        Xem thêm