Hãy trình bày chế độ nước của sông Hồng

Hãy trình bày chế độ nước của sông Hồng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Chế độ nước của sông Hồng

Câu hỏi: Dựa vào hình 12.3, hãy trình bày chế độ nước của sông Hồng.

Ôn tập địa lý 10

Trả lời

- Chế độ nước của sông Hồng được chia thành 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, với lưu lượng nước tháng cao nhất vào tháng 8 đạt khoảng 9 100 m3/s.

+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4, với lưu lượng nước tháng thấp nhất vào tháng 3 chỉ đạt khoảng 1 000 m3/s.

Lưu lượng nước tháng cao nhất gấp 9,1 lần lưu lượng tháng thấp nhất.

- Như vậy, chế độ nước sông Hồng thay đổi theo mùa với 1 mùa lũ và 1 mùa cạn, tương ứng với mùa mưa và mùa khô

Tìm hiểu thêm về sông Hồng

Sông Hồng (còn gọi là sông Cái, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) là con sông có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ. trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.

Sông được gọi là Sông Hồng do con sông có màu đỏ nhạt. Sông cũng hay được gọi Sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï, tuy nhiên họ thường dùng tên gọi Fleuve Rouge hơn) bởi sông Hồng là khởi nguyên cho nền Văn minh lúa nước của Việt Nam. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang

* Lợi ích của Sông Hồng

Nước Sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của Sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước.

Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Do lượng phù sa lớn mà lòng sông luôn bị lấp đầy khiến cho lũ lụt thường xuyên xảy ra, vì thế mà từ lâu hai bên bờ sông người ta đã đắp lên những con đê to nhỏ để tránh lũ lụt ngăn nước.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy trình bày chế độ nước của sông Hồng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh DiềuĐịa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 274
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gà Bông
    Gà Bông

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 09/02/23
    • Sư tử hà đông
      Sư tử hà đông

      🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 09/02/23
      • Vịt Con
        Vịt Con

        🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 09/02/23

        Địa lý lớp 10

        Xem thêm