Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cho biết nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng uốn nếp

VnDoc xin giới thiệu bài Cho biết nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng uốn nếp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Cho biết nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng uốn nếp?

Trả lời

- Nguyên nhân: các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng, do các lực nén ép này vận động theo phương nằm ngang.

- Biểu hiện: xuất hiện nhiều ở những nơi đá có độ dẻo cao, điển hình nhất là các đá trầm tích.

Để hiểu rõ hơn về hiện tượng uốn nếp, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.

1. Hiện tượng uốn nếp là gì?

Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của nó không bị phá vỡ.

- Trước khi uốn nếp các lớp đá nằm song song tạo thành các lớp, sau uốn nếp, nếu:

+ Cường độ nén ép ban đầu còn yếu chỉ làm cho các lớp đá bị thay đổi thế nằm ban đầu thành các nếp uốn.

+ Cường độ nén ép tăng mạnh làm cho khu vực bị nén ép dâng cao kết hợp tác động của ngoại lực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ thành miền núi uốn nếp.

2. Nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng uốn nếp

+ Nguyên nhân: Các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng, do các lực nén ép này vận động theo phương nằm ngang.

+ Biểu hiện: xuất hiện nhiều ở những nơi đá có độ dẻo cao, điển hình nhất là các đá trầm tích.

3. Hệ quả của hiện tượng uốn nếp

Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là đá bị xô ép, uốn cong, tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp.

4. Nội lực

– Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

– Nguyên nhân của nội lực: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực, phản ứng hóa học…

5. Tác động của nội lực

Thông qua các vận động kiến tạo, hoạt động động đất, núi lửa…

Vận động theo phương thẳng đứng

- Vận động theo phương thẳng đứng là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng.

- Diễn ra trên một diện tích lớn.

- Thu hẹp, mở rộng diện tích lục địa một cách chậm chạp và lâu dài.

- Kết quả: Biển tiến hay biển thoái, lục địa được mở rộng hay thu hẹp.

Vận động theo phương nằm ngang

– Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách dãn… gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

– Hiện tượng uốn nếp

– Mối quan hệ giữa sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo với việc hình thành các nếp uốn:

– Trong quá trình dịch chuyển các mảng có nhiều kiểu tiếp xúc và khi mà hai mảng xô vào nhau thì chỗ tiếp xúc của các mảng đất đá bị dồn ép lại nhô lên hình thành cá dãy núi uốn nếp.

– Ví dụ: Các vực sâu các đảo núi lửa kèm theo động đất núi lửa như sự xô vào của mảng Bắc Mĩ và Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây Châu Mĩ.

– Hiện tượng đứt gãy

+ Do tác động của lực nằm ngang.

+ Xảy ra ở vùng đá cứng.

+ Đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch.

+ Tạo ra các địa hào, địa lũy…

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cho biết nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng uốn nếp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh DiềuĐịa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 06/02/23
    • Milky Nugget
      Milky Nugget

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 06/02/23
      • Phi Công Trẻ
        Phi Công Trẻ

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 06/02/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lý lớp 10

        Xem thêm