Tại sao nói: Gió mùa ở khu vực châu Á là gió mùa chân chính, còn gió mùa ở các nơi khác là gió mùa phụ?
Tại sao nói: Gió mùa ở khu vực châu Á là gió mùa chân chính, còn gió mùa ở các nơi khác là gió mùa phụ? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Gió mùa ở khu vực châu Á là gió mùa chân chính, còn gió mùa ở các nơi khác là gió mùa phụ?
Câu hỏi: Tại sao nói: “Gió mùa ở khu vực châu Á là gió mùa chân chính, còn gió mùa ở các nơi khác là gió mùa phụ”?
Lời giải
Nói: “Gió mùa ở khu vực châu Á là gió mùa chân chính, còn gió mùa ở các nơi khác là gió mùa phụ” là vì:
– Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược lại nhau. Đây là loại gió không có tính chất vành đai.
– Trên thế giới có các trung tâm gió mùa: châu Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô- xtrây-li-a, Đông Nam Hoa Kì. Chỉ có gió mùa châu Á là gió mùa chân chính, còn các gió mùa khác chỉ là khuynh hướng gió mùa phụ.
– ở châu Á:
+ Phía nam là Ấn Độ Dương, phía đông là Thái Bình Dương, lục địa rộng lớn được bao bọc bởi đại dương.
+ Mùa đông nhận được ít bức mặt trời nên hình thành trung tâm áp cao ở Xi-bia (LB. Nga), cũng trong thời gian này, dải áp thấp Xích đạo nằm ở bán cầu Nam, gió thổi từ áp cao Xi-bia đến áp thấp Xích đạo đi qua lục địa với tính chất lạnh và khô.
+ ở Ấn Độ, gió mùa Đông Bắc thổi qua Ấn Độ Dương thì gặp dãy Hi— ma-lai-a chắn lại nên Ấn Độ ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
+ ở Việt Nam, vào đầu mùa đông, gió thổi qua Trung Quốc rồi vào Việt Nam với tính chất lạnh và khô. Đến cuối mùa đông thì áp cao Xibia suy yếu và hình thành nên một áp cao phụ ở khu vực Trung Hoa, gió thổi vòng qua biển Nhật Bản nhập với gió Tín phong thổi vào Việt Nam, gặp dãy Bạch Mã chặn lại và gây mưa, còn sau dãy Bạch Mã thì khô hơn. Dãy Bạch Mã đã làm cho khí hậu Việt Nam phân chia thành 2 kiểu: Á nhiệt đới (từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc), Á Xích đạo (từ dãy Bạch Mã trở vào Nam).
+ Vào mùa hạ, lục địa châu Á bị đốt nóng nên hình thành trung tâm áp thấp, còn ở ngoài đại dương thì hình thành áp cao. Gió thổi từ áp cao đại dương vào áp thấp lục địa, lúc đầu theo hướng Đông Nam, sau khi vượt Xích đạo chuyển thành gió Tây Nam (do ảnh hưởng của lực Coriolis), mang tính chất nóng ẩm, mang mưa cho Ấn Độ.
=> Như vậy, so với gió mùa ở châu Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a,… thì gió mùa châu Á diễn ra trên quy mô rộng lớn và chiều dày của gió mạnh hơn. Hơn nữa, gió mùa ở châu Á có sự tham gia của khối không khí cực (Bắc cực) nên đặc trưng của gió mùa châu Á còn mang tính chất lạnh và khô (gió mùa mùa đông).
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao nói: Gió mùa ở khu vực châu Á là gió mùa chân chính, còn gió mùa ở các nơi khác là gió mùa phụ? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh Diều và Địa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.