Em hãy cho biết các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các tiếp xúc như thế nào?
Em hãy cho biết các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các tiếp xúc như thế nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các tiếp xúc như thế nào?
Câu hỏi: Cho biết các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các tiếp xúc như thế nào. Cho ví dụ minh họa về kết quả của các tiếp xúc vừa nêu.
Trả lời
* Các tiếp xúc của các mảng kiến tạo gần nhau:
- Tiếp xúc tách rời nhau.
- Tiếp xúc xô vào nhau.
- Tiếp xúc hút chìm.
- Tiếp xúc trượt bằng.
- Ví dụ minh họa về kết quả của của các tiếp xúc của các mảng kiến tạo gần nhau:
+ Tiếp xúc tách rời nhau: Sống núi giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tách rời của 2 mảng Âu – Á và Bắc Mỹ.
+ Tiếp xúc xô vào nhau: Các đảo núi lửa Phi-líp-pin hình thành do 2 mảng Thái Bình Dương và Phi-líp-pin xô vào nhau.
+ Tiếp xúc hút chìm: Dãy Coóc-đi-e ở Bắc Mỹ, dãy An-đét ở Nam Mỹ, …
+ Tiếp xúc trượt bằng: Vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phoóc-ni-a giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.
Kiến thức tham khảo về Thuyết kiến tạo mảng
Vào thập niên 1960, một phát hiện quan trọng nhất đó là sự tách giãn đáy đại dương. Theo đó, thạch quyển của Trái đất bao gồm vỏ và phần trên cùng của manti trên, bị chia tách thành các mảng kiến tạo và di chuyển trên manti trên ở dạng rắn, dẻo, dễ biến dạng hay trên quyển Astheno. Đây là sự chuyển động cặp đôi giữa các mảng trên mặt và dòng đối lưu manti: sự di chuyển mảng và các dùng đối lưu manti lúc nào cũng cùng hướng. Sự dịch chuyển cặp đôi của các mảng trên bề mặt của Trái đất và dòng đối lưu manti được gọi là Kiến tạo mảng.
Sự phát triển của kiến tạo địa tầng cung cấp những kiến thức vật lý cơ bản cho việc quan sát Trái đất rắn. Các khu vực dạng tuyến kéo dài trên Trái đất có thể được giải thích đó là ranh giới giữa các mảng. Các sống núi giữa đại dương, là các khu vực cao trong đáy biển, tại đây tồn tại các quá trình thủy nhiệt và hoạt động núi lửa cũng được giải thích đó là ranh giới tách giãn. Các vòng cung núi lửa và các trận động đất cũng được giải thích đó là ranh giới hội tụ, nơi mà một mảng bị hút chìm dưới một mảng khác. Ranh giới biến dạng, như hệ thống đứt gãy San Andreas, tạo ra các trận động đất mạnh và thường xuyên.
Kiến tạo địa tầng cũng góp phần làm sáng tỏ cơ chế thuyết trôi dạt lục địa của Alfred Wegener, theo đó, các lục địa di chuyển trên mặt Trái đất trong suốt thời gian địa chất. Kiến tạo địa tầng cũng nêu ra các tác động làm biến dạng và trạng thái mới của vỏ Trái đất trong việc nghiên cứu địa chất cấu tạo. Điểm mạnh của thuyết kiến tạo địa tầng là hợp thức hóa việc kết hợp các học thuyết riêng lẻ về cách thức mà thạch quyển di chuyển trên các dòng đối lưu của manti.
Dựa trên học thuyết này, hiện tại, người ta đã làm rõ được lịch sử phát triển địa chất Trái Đất nói chung và địa chất khu vực nói riêng
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Em hãy cho biết các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các tiếp xúc như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh Diều và Địa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.