Trình bày hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Trình bày hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Câu hỏi: Trình bày hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Lời giải
– Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
+ Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.
+ Ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27 N (ngày 22-12) cho tới 23°27 B (ngày 22-6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23°27 N. Điều này làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
– Hiện tượng mùa
+ Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về
+ Nguyên nhân sinh ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm.
+ Người ta chia một năm ra bốn mùa: xuân, hạ thu, đông.
+ Các nước theo dương lịch ở bán cầu bắc lấy bốn ngày: xuân phân (21-3), hạ chí (22-6), thu phân (23-9) và đông chí (22-12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa. Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu bắc.
+ Nước ta và một số nước châu Á quen dùng âm – dương lịch, thời gian bắt đầu của các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.
- Mùa xuân từ ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2 (lập xuân) đến ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 5 (lập hạ).
- Mùa hạ từ ngày 5 hoặc 6 tháng 5 (lập hạ) đến ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (lập thu).
- Mùa thu từ ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (lập thu) đến ngày 7 hoặc ngày
8 tháng 8 (lập đông). - Mùa đồng từ ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (lập đông) đến ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2 (lập xuân).
– Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
+ Trong khoảng thời gian từ ngày 21-3 đến ngày 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu Bắc có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm. ở bán cầu Nam thì ngược lại, đó là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày.
+ Trong khoảng thời gian từ ngày 23-9 đến ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian này là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày.
+ Riêng hai ngày 21-3 và ngày 23-9, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống Xích đạo lúc 12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau; vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn thế giới.
+ Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng, ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt sáu tháng.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trình bày hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh Diều và Địa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.