Những vị trí nào ở bề mặt Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chính Tây? Hiện tượng này xuất hiện vào ngày nào trong năm?

Những vị trí nào ở bề mặt Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chính Tây? Hiện tượng này xuất hiện vào ngày nào trong năm? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Những vị trí nào ở bề mặt Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chính Tây? 

Câu hỏi : Những vị trí nào ở bề mặt Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chính Tây? Hiện tượng này xuất hiện vào ngày nào trong năm?

Lời giải

– Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn là một loại chuyển động biểu kiến diễn ra hằng ngày, đó là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Tuy nhiên không phải tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều quan sát thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây.

– Đứng trên bề mặt Trái Đất nhìn về hướng Bắc dang thẳng hai tay ra hai bên, tay phải người quan sát là hướng đông, tay trái là hướng tây. Khi Mặt Trời mọc chính Đông vào sáng sớm và lặn chính Tây vào chiều tà thì lúc giữa trưa (12 giờ) Mặt Trời phải ở đỉnh đầu người quan sát.

– Vì thế, chỉ trong khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh (tia sáng mặt trời tạo góc nhập xạ bằng 90° lúc 12 giờ trưa) thì mới thấy Mặt Trời mọc.

– Tuy nhiên, không phải ngày nào tại các địa điểm trong khu vực nội chí tuyến cũng thấy hiện tượng này, mà chỉ đúng ngày tại địa điểm đó có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh thì mới thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây.

– Từ đó, dễ dàng thấy tại Xích đạo có hai ngày Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. Đó là ngày xuân phân (21-3) và ngày thu phân (23-9). Ở chí tuyến Bắc, hiện tượng này chỉ xảy ra 1 ngày, đó là ngày hạ chí (22-6). Ở chí tuyến Nam, hiện tượng này chỉ xảy ra 1 ngày, đó là ngày đông chí (22-12).

– Những địa điểm khác trong nội chí tuyến sẽ có hai ngày quan sát thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây – là hai ngày mặt trời lên thiên đỉnh tại địa điểm đó.

– Các địa điểm ở vùng ngoại chí tuyến không bao giờ có hiện tượng Mặt Trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Những vị trí nào ở bề mặt Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chính Tây? Hiện tượng này xuất hiện vào ngày nào trong năm? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh DiềuĐịa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 34
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 05/03/23
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 05/03/23
      • Sunny
        Sunny

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 05/03/23

        Địa lý lớp 10

        Xem thêm