Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy cho biết các mảng kiến tạo gắn nhau sẽ đó các cách tiếp xúc như thế nào?

Hãy cho biết các mảng kiến tạo gắn nhau sẽ đó các cách tiếp xúc như thế nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Hãy cho biết các mảng kiến tạo gắn nhau sẽ đó các cách tiếp xúc như thế nào?

T rả lời :

- Các mảng kiến tạo gắn nhau sẽ đó các cách tiếp xúc như: tách rời nhau, xô vào nhau, tạo hút chìm và trượt bằng.

+ Hai mảng kiến tạo tách rời nhau: tại vị trí tiếp xúc macma phun trào lên, hình thành các sống núi ngầm ở đại dương.

+ Hai mảng kiến tạo xô vào nhau: hình thành nên các dãy núi cao, các đảo núi lửa, các vực biển sâu.

+ Tạo hút chìm: nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành các dãy núi => dãy Coóc-đi-e (Cordillera) ở Bắc Mỹ; dãy An-đét (Andes) ở Nam Mỹ;…

+ Trượt băng: tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất dọc theo đường tiếp xúc => vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phoóc-ni-a (California) giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.

Để hiểu rõ hơn về cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây

1. Thuyết kiến tạo mảng

Theo thuyết Kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm một sổ mảng kiến tạo.

Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương.

Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

Cơ chế làm cho các màng; kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là

do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.

Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc hút chờm lên nhau.

Nhìn chung ở những vùng tiếp xúc của các mảng bao giờ cùng có hoạt động kiến tạo xảy ra, đồng thời đó cũng là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất, thường sinh ra nhiều hoạt động động đất, núi lửa.

2. Các mảng kiến tạo chính

Việc xác định các ranh giới mảng giúp người ta phân chia vỏ thạch quyển của Trái Đất thành 8 mảng kiến tạo chính:

+ Mảng châu Phi gồm toàn bộ châu Phi - mảng lục địa

+ Mảng Nam Cực gồm toàn bộ châu Nam Cực - mảng lục địa

+ Mảng Australia gồm toàn bộ Australia - mảng lục địa

+ Mảng Ấn Độ gồm toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Ấn Độ Dương - mảng lục địa

+ Mảng Á-Âu gồm toàn bộ châu Á và châu Âu - mảng lục địa

+ Mảng Bắc Mỹ gồm toàn bộ Bắc Mỹ và đông bắc Siberi - mảng lục địa

+ Mảng Nam Mỹ gồm toàn bộ Nam Mỹ - mảng lục địa

+ Mảng Thái Bình Dương gồm toàn bộ Thái Bình Dương -mảng đại dương

Bên cạnh đó còn có các mảng nhỏ như mảng Ả Rập, mảng Caribe, và mảng Juan de Fuca, mảng Cocos, mảng Nazca, mảng Philippin và mảng Scotia.

3. Cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo

- Các mảng kiến tạo gắn nhau sẽ đó các cách tiếp xúc như: tách rời nhau, xô vào nhau, tạo hút chìm và trượt bằng.

* Ví dụ:

+ Tách rời nhau: xảy ra hiện tượng phun trào măcma tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo động đất, núi lửa,... => sống núi giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tách rời giữa mảng Âu - Á và mảng Bắc Mỹ

+ Xô vào nhau: làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất, tạo ra các dãy núi cao => các vực biển (vực Ma-ri-a-na (Marian),...), sinh ra động đất, núi lửa (đảo núi lửa Phi-lip-pin (Philippines) giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Phi-líp-pin),...

+ Tạo hút chìm: nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành các dãy núi => dãy Coóc-đi-e (Cordillera) ở Bắc Mỹ; dãy An-đét (Andes) ở Nam Mỹ;…

+ Trượt bằng: tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất dọc theo đường tiếp xúc => vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phoóc-ni-a (California) giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy cho biết các mảng kiến tạo gắn nhau sẽ đó các cách tiếp xúc như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh DiềuĐịa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 07/02/23
    • Kẻ cướp trái tim tôi
      Kẻ cướp trái tim tôi

      🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 07/02/23
      • Sư tử hà đông
        Sư tử hà đông

        😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 07/02/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Địa lý lớp 10

        Xem thêm