Nêu khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Nêu khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Câu hỏi : Nêu khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Lời giải
– Vũ trụ:
+ Là khoảng không vô tận chứa các thiên hà.
+ Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi,…) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là dải Ngân Hà.
– Hệ Mặt Trời:
+ Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng các thiên thể chuyển động xung quanh (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí.
+ Hệ Mặt Trời có tám hành tinh là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
– Trái Đất trong hệ Mặt Trời:
+ Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.
+ Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh Diều và Địa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.