Hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân
Chúng tôi xin giới thiệu bài Hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân
Câu hỏi: Hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân.
Trả lời
Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân:
Đối với môi trường tự nhiên
- Làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, gây suy giảm đa dạng sinh học.
- Làm mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm.
Đối với đời sống của người dân
- Gây ra nhiều thiên tai như: lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,… đời sống của người dân vùng chân núi bị đe dọa, tiềm ẩn nguy hiểm.
- Đất đai bị xói mòn, thoái hóa, bạc màu do trống đồi trọc, đất canh tác bị thu hẹp diện tích.
Rừng đầu nguồn là gì? Vì sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn?
Rừng đầu nguồn là gì?
Rừng đầu nguồn là nơi khởi nguồn cho cánh rừng của một khu vực nào đó, nơi đó vị trí đất cao, khi mưa nước sẽ chảy thành dòng xuống vùng rừng thấp, xuống đồng bằng sông ngòi rồi mới chảy ra biển lớn. Cũng có khi khi rừng đó ít khai thác lâm sản và động thực vật quý hiếm nên người ta còn gọi là rừng già nên vì Rừng phòng hộ đầu nguồn phòng chống lũ lụt và góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.
Vì sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn?
Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn đồng thời phải hạn chế ô nhiễm nước ở các dòng sông vùng Đông Nam Bộ:
- Bảo vệ rừng đầu nguồn giúp ngăn chặn bão lũ tốt, chống xói mòn đất.
- Hạn chế ô nhiễm nước làm cho môi trường ít bị ô nhiễm, tạo điều kiện sống tốt cho người dân. Tận dùng để nuôi trồng thủy sản .
- Bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
- Phần lớn diện tích Đông Nam Bộ là đồng bằng cao và đồi thấp, khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, diện tích rừng đầu nguồn trong các năm gần đây suy giảm. Nếu không bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ dẫn tới:
+ Nguồn nước ngầm giảm sút, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư
+ Chế độ nước các sông Bé, sông Sài Gòn… sẽ thất thường, ảnh hưởng đến sự hoạt động của các nhà máy thủy điện (Cần Đơn, Thác Mơ, Trị An), đến nguồn cung cấp nước cho công nghiệp, cho sinh hoạt và việc nuôi trồng thủy sản. Mùa khô xâm nhập mặn sẽ diễn ra mạnh hơn, mùa mưa các vùng thấp sẽ bị ngập sâu hơn
- Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên của Đông Nam Bộ
- Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:
- Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải có xu hướng tăng trong các năm qua, tác động tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm môn Địa lý lớp 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Địa lý 10 Chân trời sáng tạo, Giải bài tập Địa Lý 10, Tài liệu học tập lớp 10, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Địa lý 10 Cánh Diều và Địa lý 10 Kết nối tri thức lớp 10 mới nhất được cập nhật.