Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 29

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 10 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chương VII: Địa lí nông nghiệp

Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi

Trang 113 sgk Địa Lí 10: Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

  • Các nước này tập trung vào ngành trồng trọt để đáp ứng nhu cầu về lương thực cho nhân dân.
  • Nguồn thức ăn cho chăn nuôi nhỏ bẻ và không ổn định, đặc biệt là thức ăn từ ngành trổng trọt (do sản phẩm chù yếu cung cấp cho nhu cầu lương thực của người dân).

Trang 114 sgk Địa Lí 10: Ở địa phương em hiện nay đang có những hình thức và hướng chăn nuôi nào?

Gợi ý trả lời:

Liên hệ địa phương về:

  • Các hình thức chăn nuôi : chăn thả, nửa chuồng trại, chuồng trại, chăn nuôi công nghiệp).
  • Các hướng chãn nuôi (lấy sức kéo, lấy thịt, sữa, da, lông,...).

Trang 115 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 29.3 (trang 115 - SGK), em có nhận xét gì về sự phân bố đàn gia súc thế giới?

Trả lời:

  • Bò: nuôi ở vùng có đổng cỏ tốt; ở Hoa Kì, Bra-xin, Trung Quốc, Ac-hen-ti-na, Tây Âu...
  • Trâu: ở vùng đồng cỏ nhiệt đới ẩm; ở Trung Quốc, các nước Nam Á, Đông Á Nam Á,...
  • Lợn: ở vùng lương thực thâm canh; ở Trung Quốc, Hoa Kì, Bra-xin. Việt Nam...
  • Cừu: ờ vùng đồng cỏ khô cằn; ở Trung Quốc, Ô-xtrây-ỉi-a,...
  • Dê: ờ vùng đồng cỏ khô cằn; ở Ấn Độ, Trung Quốc, châu Phi,...

Bài 1 (trang 116 sgk Địa Lí 10): Em hãy nêu rõ vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.

Lời giải:

a) Vai trò

  • Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng.
  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.
  • Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.

b) Đặc điểm

  • Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
    • Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc (các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao; thức ăn gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp).
  • Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn thả sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi từ chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, len, trứng,..).

Bài 2 (trang 116 sgk Địa Lí 10): Dựa vào bảng số liệu (trang 116 - SGK), hãy vẽ biểu đổ hình cột thể hiện số lượng bò và lợn. Nhận xét.

Gợi ý:

  • Biểu đồ:

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi

  • Nhận xét: Nhìn chung, số lượng bò và lợn tăng dần qua các năm.
    • Số lượng lợn luôn cao hơn số lượng bò.
    • Số lượng bò tăng nhanh hơn so với số lượng lợn trong giai đoạn 1980-1992.
    • Số lượng lợn và bò giai đoạn 1996-2002 tăng chậm.
    • Giai đoạn 1996-2002 số lượng lợn tăng nhanh hơn số lượng bò.

Bài 3 (trang 116 sgk Địa Lí 10): Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển?

Lời giải:

  • Nhu cầu về thủy sản rất lớn, nhưng việc khai thác ngày càng gặp nhiều khó khăn (do bảo vệ nguồn lợi, do cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, do đầu tư lớn trong khai thác).
  • Việc nuôi trồng thủy sản không quá phức tạp, khó khăn và tốn kém; đồng thời tận dụng được mặt nước và giải quyết lao động; tạo ra được khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm.
Đánh giá bài viết
1 2.330
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa Lý 10

    Xem thêm