Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 8

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ Trái Đất

Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Trang 31 sgk Địa Lí 10: Dựa vào kiên thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo với việc hình thành các dãy nứt uốn nếp.

Trả lời:

Khi hai màng kiến tạo dịch chuyển sẽ dẫn tới hiện tượng va chạm nhau, do đó mà hình thành nên các nếp uốn và đứt gãy. Nếu hai mảng kiến tạo va chạm nhau (do di chuyển ngược chiều nhau) sẽ có một mảng luồn xuống dưới và mang kia chờm lên trên. Mảng chờm lên do lực cân bằng đẳng tĩnh nên được dầng cao và các đá bị uốn nếp, đứt gãy.

Bài 1 (trang 31 sgk Địa Lí 10): Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Lời giải:

  • Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
  • Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là các nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như: năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, năng lượng của các phản ứng hoá học,...

Bài 2 (trang 31 sgk Địa Lí 10): Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Lời giải:

  • Vận động theo phương thẳng đứng: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục dịa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện lượng biển tiến, biển thoái. Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra.
  • Vận động theo phương nằm ngang: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
    • Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp.
    • Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bi gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
Đánh giá bài viết
5 4.792
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa Lý 10

    Xem thêm