Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 26

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 10 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chương VI: Cơ cấu nền kinh tế

Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

Trang 99 sgk Địa Lí 10: 1. Dựa vào sơ đồ SGK (trang 99 - SGK), em hãy nêu các nguồn lực phát triển kinh tế.

Trả lời:

Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại nguồn lực như sau:

  • Vị trí địa lí: vị trí địa lí tự nhiên; vị trí địa lí kinh tế chính trị, giao thông.
  • Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
  • Kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển.

Trang 100 sgk Địa Lí 10: Em hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế.

Trả lời:

  • Một nước có vị trí ở gần đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi cho giao lưu quốc tế hơn là nước không có vị trí đó.
  • Một nước giàu tài nguyên thiên nhiên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hơn là một ngước nghèo tài nguyên.
  • Một quốc gia ít lao động, chất lượng lao động thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội; ngược lại, một quốc gia khác có đội ngũ lao động kĩ thuật đông đảo là điều kiện thuận lởi cho phát triển kinh tế - xã hội.
  • Có thể lấy ví dụ về vị trí địa lí của nước ta:
    • Thuận lợi: Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, thuận lợi cho phát triển kinh tế.
    • Khó khăn: Có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (lũ lụt, hạn hán, bão,...).

Trang 101 sgk Địa Lí 10: Dựa vào sơ đồ trang 101 - SGK, em hãy phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế.

Trả lời:

Cơ cấu nền kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành:

  • Cơ cấu ngành kinh tế: Gồm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
  • Cơ cấu thành phần kinh tế: Ở nước ta hiện nay có các thành phần kinh tế: khu vực kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Cơ cấu lãnh thổ: ứng với mỗi cấp phân công lao động theo lãnh thổ có cơ cấu lãnh thổ nhất định: toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia.

Trang 101 sgk Địa Lí 10: Dựa vào bảng 26 (trang 101 - SGK), hãy nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và ở Việt Nam.

Trả lời:

  • Đối với các nước phát triển: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp - xây dựng, tăng khu vực dịch vụ.
  • Đối với các nước đang phát triển: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó đến dịch vụ, tiếp đến là công nghiêp - xây dựng. Xu hướng chuyến dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng nhanh công nghiệp - xâv dựng; khu vực dịch vụ tăng chậm.
  • Việt Nam: thuộc nhóm nước đang phát triển, Hiện nay đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh, khu vục nông - lâm - ngư giảm, dịch vụ tăng chậm.

Bài 1 (trang 102 sgk Địa Lí 10): Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.

Lời giải:

Căn cứ vào nguồn gốc, có các loại nguồn lực: vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội.

  • Vị trí địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí giao thông): Là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia. Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau.
  • Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, biển, sinh vật,...) và các điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu...) là điều kiện cần cho quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.
  • Dân cư, nguồn lao động: Là nguồn lực có tính quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Dân cư và nguồn lao động vừa là yếu tố đầu vào của hoạt dộng kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm, tạo ra sự tăng trưởng, vừa tham gia tạo cầu của nền kinh tế.
  • Vốn: Có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự gia tăng các nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả có tác động rất lớn đến tăng trưởng, tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế.
  • - Thị trường: Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của thị trường góp phần quan trọng phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Khoa học kĩ thuật và công nghệ: Góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác, thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao,...
  • Chính sách và xu thế phát triển (thể chế chính trị, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật,...): là nguổn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Bài 2 (trang 102 sgk Địa Lí 10): Dựa vào bảng số liệu (trang 102 1 SGK), hãy vẽ bốn biểu đồ (hình tròn) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP. Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.

Lời giải:

  • Xử lí số liệu, chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (%). Kết quả như ở bảng dưới đây:

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

  • Biểu đồ:
  • Nhận xét:
    • Cơ cấu kinh tế giữa các nhóm nước có sự khác biệt rất lớn:
      • Nhóm nước có thu nhập thấp có cơ cấu kinh tế nông nghiệp cao lên tới 23% trong khi Công nghiệp chiếm 25% và dịch vụ là 52%.
      • Nhóm nước có thu nhập trung bình cơ cấu kinh tế nông nhiệp nhỏ 10%, cơ cấu Công nghiệp khá cao là 36% và dịch vụ là 54%.
      • Đối với nhóm nước có thu nhập cao, cơ cấu dịch vụ chiếm phần lớn cơ cấu kinh tế khoảng 71%, sau đó là Công nghiệp 27%, thấp nhất là nông nhiệp chỉ chiếm 4%.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Địa Lý 10

    Xem thêm