Giải Địa 10 Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật CTST

Giải Địa 10 Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật CTST vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 64 SGK Địa 10 CTST

Sinh quyển có đặc điểm gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

Lời giải

- Đặc điểm của sinh quyển: Khối lượng vật chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác; Sinh quyển có đặc tính tích lũy năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ,…

- Các nhân tố ảnh hưởng: Khí hậu, nguồn nước, đất, địa hình, sinh vật và con người.

I. Sinh quyển

Câu hỏi trang 64 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào hình 15 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết sinh quyển là gì.

- Phân tích giới hạn của sinh quyển.

Lời giải

- Khái niệm: Là một trong những quyển của lớp vỏ Trái Đất mà thành phần, cấu trúc và năng lượng của nó chủ yếu được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.

- Giới hạn của sinh quyển bao gồm:

+ Phần thấp của khí quyển.

+ Toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển (lớp đất và lớp vỏ phong hóa).

Câu hỏi trang 65 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích những đặc điểm của sinh quyển.

Lời giải

Sinh quyển có những đặc điểm sau:

- Khối lượng vật chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác.

- Sinh quyển có đặc tính tích lũy năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

- Sinh vật tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn vật chất rất quan trọng đối với sự sống như: vòng tuần hoàn cacbon, nitơ, photpho,…

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

Câu hỏi trang 65 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

- Cho ví dụ liên hệ thực tế ở địa phương em.

Lời giải

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

- Khí hậu và nguồn nước: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí.

- Đất: Đất là môi trường sống, là nguồn dinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật. Đất vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, chất khoáng, chất dinh dưỡng cho cây.

- Địa hình

+ Do điều kiện nhiệt ẩm thay đổi theo độ cao nên các kiểu thảm thực vật cũng thay đổi.

+ Hướng sườn và độ dốc khác nhau gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

- Sinh vật

+ Các sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nơi cư trú.

+ Có nhiều loài động vật ăn thực vật nhưng chúng cũng là thức ăn của những loài động vật ăn thịt.

+ Các loài sinh vật khi chết đi sẽ được sinh vật phân huỷ trở thành vật chất hữu cơ cung cấp trả lại cho đất.

- Con người: Con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất. Con người có thể tạo nên các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố của các loài.

* Ví dụ: Ở địa phương em đưa nhiều giống cây, con mới về trồng trọt và chăn nuôi nên làm đa dạng sinh vật,…

Luyện tập và vận dụng trang 66 SGK Địa 10 CTST

Luyện tập 1 trang 66 SGK Địa 10 CTST: Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

Lời giải

Giải Địa 10 Bài 15

Luyện tập 2 trang 66 SGK Địa 10 CTST: Cho ví dụ về ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố sinh vật.

Lời giải
Học sinh tự tìm hình ảnh để lấy ví dụ

Vận dụng trang 66 SGK Địa 10 CTST: Em hãy sưu tầm tư liệu để giải thích lí do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam.

Lời giải

- Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo: Phát triển trong điều kiện khí hậu nóng ưa ẩm, đất phù sa và cần nhiều phân bón.

- Việt Nam nằm có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt, ẩm cao quanh năm; Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa. Đồng thời nước ta có các đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp trồng cây lúa nước.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật CTST. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 CTST, Lịch sử 10 CTST...

Đánh giá bài viết
1 160
Sắp xếp theo

    Địa lý 10 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm