Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Địa 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới CD

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới CD để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10 CD. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Mở đầu trang 54 SGK Địa 10 CD

Đó là những quy luật nào? Biểu hiện ra sao? Việc hiểu rõ bản chất của những quy luật đó giúp ích gì cho con người trong đời sống và hoạt động kinh tế?

Lời giải

- Quy luật: địa đới và phi địa đới.

- Biểu hiện: sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan tự nhiên theo vĩ độ, kinh độ và độ cao.

- Ý nghĩa: giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.

1. Quy luật địa đời

Câu hỏi trang 55 SGK Địa 10 CD: Đọc thông tin và kiến thức đã học, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới. Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải

- Khái niệm: Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

- Biểu hiện của quy luật: Quy luật địa đới là quy luật phổ biến của vỏ địa lí, được thể hiện qua các yếu tố và thành phần tự nhiên.

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất

Vòng đai

Vị trí

Nóng

Giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam, trong khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N.

Ôn hoà

Giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°C và đường đẳng nhiệt +10°C tháng nóng nhất của hai bán cầu.

Lạnh

Giữa các đường đẳng nhiệt +10°C và 0°C của tháng nóng nhất, ở vĩ độ cận cực của hai bán cầu.

Băng tuyết vĩnh cửu

Nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C, bao quanh hai cực.

+ Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất: Khí áp và gió thường xuyên trên Trái Đất cũng được phân bố theo các đai khí áp và các đới gió từ xích đạo về hai cực. Lượng mưa có sự khác nhau giữa vùng xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.

+ Các đới khí hậu: Khí hậu được hình thành do tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm. Bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển là các yếu tố địa đới trên phạm vi rộng lớn nên tạo ra các đới khí hậu.

+ Các nhóm đất và các kiểu thực vật chính: Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật. Do vậy, sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực.

- Ý nghĩa thực tiễn: Hiểu biết sự phân bố các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất có tính quy luật từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.

2. Quy luật phi địa đới

Câu hỏi trang 56 SGK Địa 10 CD: Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật phi địa đới. Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải

* Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

* Biểu hiện của quy luật

- Theo kinh độ (quy luật địa ô)

+ Quy luật địa ô là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

+ Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên (nhất là thảm thực vật) thay đổi từ đông sang tây. Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trung tâm lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

- Theo đai cao (quy luật đai cao)

+ Quy luật đai cao là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

+ Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

* Ý nghĩa thực tiễn: Hiểu biết về sự phân hoá của tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hằng ngày.

Luyện tập và vận dụng trang 56 SGK Địa 10 CD

Luyện tập 1 trang 56 SGK Địa 10 CD: Hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt được quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

Quy luật

Tiêu chí

Quy luật địa đới

Quy luật phi địa đới

Khái niệm

Biểu hiện

Ý nghĩa thực tiễn

Lời giải

Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Quy luật

Tiêu chí

Quy luật địa đới

Quy luật phi địa đới

Khái niệm

Là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

Là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

Biểu hiện

Sự thay đổi cảnh quan và các thành phần tự nhiên theo vĩ độ

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.

- Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất.

- Các đới khí hậu.

- Các nhóm đất và các kiểu thực vật chính.

- Khí hậu và một số thành phần tự nhiên (nhất là thảm thực vật) thay đổi từ đông sang tây.

- Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

Ý nghĩa thực tiễn

Hiểu biết sự phân bố các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất có tính quy luật từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.

Hiểu biết về sự phân hoá của tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hằng ngày.

Luyện tập 2 trang 56 SGK Địa 10 CD: Chọn một thành phần tự nhiên (khí hậu hoặc sinh vật) để trình bày sự thay đổi theo quy luật đai cao.

Lời giải

- Học sinh lựa chọn 1 thành phần tự nhiên để trình bày.

- Sự thay đổi đất và thực vật theo độ cao ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi). Sự thay đổi trên là do càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m giảm 0,60C) kéo theo đó là sự thay đổi về độ ẩm, ánh sáng,…

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Vành đai đất

0-500

Rừng lá rộng cận nhiệt

Đất đỏ cận nhiệt

500-1200

Rừng hỗn hợp

Đất nâu

1200-1600

Rừng lá kim

Đất pốt-dôn núi

1600-2000

Đồng cỏ núi cao

Đất đồng cỏ núi

2000-2800

Địa y và cây bụi

Đất sơ đẳng xen lẫn đá

Trên 2800

Băng tuyết

Băng tuyết

Vận dụng trang 56 SGK Địa 10 CD: Hãy lấy một số ví dụ về sự thay đổi nhiệt độ không khí của nước ta biểu hiện quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

- Quy luật địa đới: Càng vào năm nhiệt độ trung bình năm càng giảm và biên độ nhiệt năm càng tăng.

Địa điểm

Nhiệt độ TB tháng 1

Nhiệt độ TB tháng 7

Nhiệt độ TB năm

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Vinh

17,6

29,6

23,9

Huế

19,7

29,4

25,1

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

28,9

27,1

- Quy luật phi địa đới

+ Càng vào trong nội địa nhiệt độ càng tăng (mùa hạ) hoặc càng giảm (mùa đông).

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (biểu hiện rõ nhất ở một số dãy núi cao như Fansipan 3143m (Lào Cai), Pusilung 3083m (Lai Châu), Putaleng 3049m (Lai Châu),…).

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới CD. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa 10 CD. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 CD, Lịch sử 10 CD...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý 10 Cánh Diều

    Xem thêm