Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Địa 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa KNTT

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa KNTT để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Mở đầu trang 37 SGK Địa 10 KNTT

Nước trên Trái Đất tồn tại dưới những dạng nào và có ở những đâu?

Lời giải

- Trạng thái tồn tại: rắn (nước đá, băng, tuyết), lỏng (nước ao, hồ, biển,…), khí (hơi nước trong khí quyển).

- Phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và cả trong cơ thể sinh vật.

1. Khái niệm thuỷ quyển

Câu hỏi trang 37 SGK Địa 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy nêu khái niệm thuỷ quyển

Lời giải

Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và cả trong cơ thể sinh vật.

2. Nước trên lục địa

Câu hỏi 1 trang 38 SGK Địa 10 KNTT: Đọc thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Lời giải

- Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng giúp duy trì sự sống trên đất liền.

- Các nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân (con người khai thác quá mức, ô nhiễm, biến đổi khí hậu,…).

→ Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp thiết hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Câu hỏi 2 trang 38 SGK Địa 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục b, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

Lời giải

Theo nguồn gốc hình thành, hồ bao gồm các loại:

- Hồ núi lửa: có nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa. Các hồ núi lửa thường hình thành ở miệng núi lửa và khá sâu.

- Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển, như hồ Bai-can (Liên bang Nga). Các hồ này thường dài và sâu.

- Hồ móng ngựa: hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính, sau khi chuyển dòng. Hồ dạng này thường nông, có dạng cong, như Hồ Tây (Hà Nội).

- Hồ băng hà: trong quá trình di chuyển, các khối đá do sông băng cổ mang theo đã bào lõm mặt đất bên dưới. Về sau, khi sông băng không còn, các hố lõm trở thành lòng hồ, như hệ thống Ngũ Hồ (ở biên giới Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

- Hồ nhân tạo: là hồ do con người tạo nên, với các mục đích khác nhau như hồ chứa thuỷ điện, hồ thuỷ lợi, hồ cảnh quan,…

Câu hỏi trang 39 SGK Địa 10 KNTT: Đọc thông tin trong mục c, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết.

Lời giải

- Khi nhiệt độ xuống dưới 0°C, mưa chuyển từ trạng thái lỏng sang xốp là tuyết.

- Nếu lượng tuyết tan ra hằng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết sẽ tích đọng lại và bị nén thành băng.

- Sau hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, khi độ dày đạt trên 30 m, trọng lực sẽ khiến băng có thể tự dịch chuyển từ vài cm đến 30m/ngày, tạo thành sông băng.

- Sông băng có quy mô rất lớn so với sông bình thường, là một trong các nhân tố thành tạo, biến đổi địa hình những nơi nó di chuyển qua.

- Băng tuyết khá phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

- Hơn 90% lượng băng trên Trái Đất nằm ở vùng cực Bắc và cực Nam. Khi nhiệt độ tăng, băng tuyết tan ra và gây lũ cho các con sông trong vùng.

Câu hỏi 1 trang 40 SGK Địa 10 KNTT: Đọc thông tin trong mục d, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước ngầm.

Lời giải

- Nước ngầm tồn tại ở dưới bề mặt đất.

- Nước ngầm do nước trên mặt nước mưa, băng tuyết tan, sông, hồ) thấm xuống.

- Mực nước ngầm và lượng nước ngầm phụ thuộc vào

+ Nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình (dốc hay bằng phẳng).

+ Khả năng thấm nước của đất đá.

+ Mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật.

- Tại các vùng ẩm ướt, đất đá dễ thấm hút, nước ngầm dồi dào và nằm khá nông, thậm chí sát mặt đất. Tại các vùng khô hạn, nước ngầm có thể nằm dưới sâu vài chục hay hàng trăm mét.

- Trong nước ngầm có hàm lượng các chất khoáng nhất định. Thành phần và hàm lượng các chất khoáng thay đổi tuỳ khu vực, phụ thuộc vào tính chất đất đá.

- Nước ngầm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đây là nguồn nước ngọt quan trọng của con người trong sinh hoạt và sản xuất, nguồn cấp nước cho sông, hồ đầm vào mùa khô, tầng nước ngầm có vai trò cố định các lớp đất đá để chống sụt lún.

Câu hỏi 2 trang 40 SGK Địa 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục e, hãy nêu các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt.

Lời giải

Các giải pháp chủ yếu bảo vệ nguồn nước ngọt là:

- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.

- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

Luyện tập và vận dụng trang 40 SGK Địa 10 KNTT

Luyện tập 1 trang 40 SGK Địa 10 KNTT: Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Lời giải

Sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

Giải Địa 10 Bài 11

Luyện tập 2 trang 40 SGK Địa 10 KNTT: Tại sao bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay?

Lời giải

- Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng giúp duy trì sự sống trên đất liền.

- Các nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân (con người khai thác quá mức, ô nhiễm, biến đổi khí hậu,…).

→ Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp thiết hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Vận dụng 1 trang 40 SGK Địa 10 KNTT: Tìm hiểu về một con sông hoặc hồ lớn trên thế giới.

Lời giải

- Học sinh tìm hiểu sông hoặc hồ thông qua sách, báo hoặc internet.

- Ví dụ: Một số thông tin cơ bản về hồ Ba Baikal

Hồ Baikal là hồ đứt gãy lục địa ở Nga, thuộc phía nam Siberi, giữa tỉnh Irkutsk ở phía tây bắc và Cộng hòa Buryatia ở phía đông nam. Đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới.

Rộng 31.722km2 và được coi như chốn thiên đường nghỉ dưỡng, cảnh vật quanh hồ luôn giữ được vẻ nguyên sơ như thuở ban đầu. Mặt hồ giống như chiếc gương khổng lồ soi bóng những núi đá hùng vĩ trùng trùng lớp lớp bạch dương nối đuôi nhau. Làn nước màu xanh ngọc bích trong vắt tới mức ở độ sâu hàng chục mét vẫn có thể nhìn thấy đá cuội và sinh vật dưới lòng hồ.

Hồ Baikal còn sở hữu hệ động thực vật vô cùng phong phú, là nhà của hơn 2.500 loài động thực vật, trong đó có đến 2/3 loài chỉ cư trú và sinh trưởng tại đây. Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng gồm loài hải cẩu có tên gọi nerpa Baikal, loài cá Golomianka độc đáo với thân mình trong suốt và không đẻ trứng như cá thông thường mà đẻ ra cá con.

Vận dụng 2 trang 40 SGK Địa 10 KNTT: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em.

Lời giải

- Học sinh tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước thông qua sách, báo, thực tế ở địa phương hoặc internet.

- Ví dụ: Ô nhiễm sông Tô Lịch, Hà Nội

Sông Tô Lịch là một dòng sông chảy qua nhiều quận nội thành của Thủ đô Hà Nội. Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đang làm cho con sông này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Trên con sông dài gần 15 km đã có hàng trăm cống nước xả thải ra dòng sông.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà nội, hiện nay trung bình mỗi ngày đêm, sông Tô Lịch phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra dòng sông thông qua hơn 300 cống xả thải. Lượng bùn tích tụ, lắng đọng lâu ngày gây ra mùi hôi thối nồng nặc bốc lên. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng vứt, xả rác xuống dòng sông gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Sông Tô Lịch bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lí tập trung mà xả trực tiếp ra sông. Bên cạnh đó, còn rất nhiều cơ sở y tế, bệnh viện, các nhà máy chưa có hệ thống xử lí nước thải. Ngoài ra, tình trạng họp chợ còn diễn ra phổ biến, thường xuyên dọc hai bên sông. Các tiểu thương “tiện tay” vứt mọi thứ xuống dòng sông nào là túi ni lông, chai nhựa, thùng xốp,... khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Ô nhiễm nguồn nước ở sông Tô Lịch ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân sống ở khu vực dọc 2 bên sông trong nhiều năm qua. Hơn nữa, nó còn có tác động xấu tới hệ sinh thái thủy sinh, làm giảm khả năng phục hồi đa dạng sinh học.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 KNTT, Lịch sử 10 KNTT...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý 10 Kết nối tri thức

    Xem thêm