Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất

Bài tập môn Địa lý lớp 10

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái Đất

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của Trái đất - Thạch quyển - Thuyết kiến tạo mảng

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất

Câu 1: Hãy điền nội dung phù hợp vào các chỗ trống (...) trong bảng sau

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI Lực ĐẾN ĐỊA HÌNH BỂ MẶT TRÁI ĐẤT

Tên vận động

Tác động tới vỏ Trái Đất

Vận động theo phương thẳng đứng

Vận động theo phương nằm ngang

Giải:

Tên vận động

Tác động tới vỏ Trái Đất

Vận động theo phương thẳng đứng

Làm cho 1 bộ phận của lục địa bị nâng lên, trong khi bộ phận khác lại bị hạ xuống. Sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái

Vận động theo phương nằm ngang

Gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

Câu 2: Điền nội dung phù hợp vào các chỗ trống (...) trong sơ đồ sau

Giải:

bài tập địa lý

Câu 3: Tô kín O trước ý trả lời đúng.

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

a) O năng lượng của bức xạ mặt trời.

b) O năng lượng của động đất, núi lửa.

c) O năng lượng ở trong lòng Trái Đất.

d) O năng lượng từ Vũ Trụ.

Giải:

Nguồn năng lượng sinh ra nội sinh chủ yếu là:

c) Năng lượng ở trong lòng Trái Đất

Câu 4: Phân biệt hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy.

a) Hiện tượng uốn nếp

b) Hiện tượng đứt gãy

Giải:

a) Hiện tượng uốn nếp:

Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ.

Nguyên nhân: do tác động của lực nằm ngang.

Diễn ra chậm, xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao

Kết quả là miền núi uốn nếp.

b) Hiện tượng đứt gãy:

Tại những vùng đá cứng, lớp đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau.

Nguyên nhân: do tác động của lực nằm ngang

Xảy ra ở vùng đá cứng

Kết quả tạo ra các địa hào, địa lũy, hẻm vực, thung lũng.

Câu 5: Điền các nội dung phù hợp vào chỗ trống (...) và đánh các mũi tên để tạo thành sơ đồ.

Giải:

bài tập địa lý

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Địa Lí 10

    Xem thêm