Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất

Bài tập môn Địa lý lớp 10

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của Trái đất - Thạch quyển - Thuyết kiến tạo mảng

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất (tiếp)

Câu 1: Hãy điền các nội dung phù hợp vào chỗ trống (...) trong bảng sau

Lực

Nơi phát sinh

Nguyên nhân phát sinh

Ảnh hưởng tới địa hình

Nội lực

Từ bên trong Trái Đất

Năng lượng ở trong lòng Trái Đất

Làm cho các lục địa được nâng lên hay hj xuống, lfm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề

Ngoại lực

Ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất

Nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời

Phá hủy chỗ này, bồi tụ chỗ kia. Làm cho bề mặt Trái Đất trở nên bằng phẳng

Câu 2: Hãy điền các nội dung phù hợp vào chỗ trống (...) trong bảng sau

Giải

Các loại phong hoá

Khái niệm

Tác nhân chủ yếu

Kết quả

Phong hoá lí học

Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng

Sự thay đổi nhiệt độ

Sự đóng băng của nước

Tác động của con người

Đá nứt vỡ

Phong hoá hoá học

Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật

Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng hòa tan trong nước

Đá và khoáng vật bị biến đổi thành phần, tính chất hóa học

Phong hoá sinh học

Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật

Sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất

Đá bị phá hủy về mặt cơ giới

Đá bị phá hủy về mặt hóa học

Câu 3: Vì sao phong hoá lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc, bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh?

Giải:

Phong hoá lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc, bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh là do:

  • Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ giảm xuống. Vì thế, ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) do biên độ nhiệt dao động ngày đêm cao nên quá trình phong hóa lí học lại xảy ra rất mạnh
  • Ở miền khí hậu lạnh khi nhiệt độ hạ thấp tới 0oC, nước trong các khe nứt của đá hóa băng, thể tích của nước tăng lên, do đó tác động lên các khe nứt làm cho nó bị dãn thêm. Nếu hiện tượng hóa băng – băng tan xảy ra nhiều lần sẽ làm cho các đá bị vỡ thành những tảng và mảnh vụn.

Câu 4: Tác nhân chủ yếu để hình thành nên dạng địa hình cacxtơ là

a) nước. b) gió. c) sinh vật. d) con người.

Giải:

Tác nhân chủ yếu để hình thành nên dạng địa hình cacxtơ là

a) nước

Câu 5: Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phong hoá vật lí và phong hoá hoá học?

Giải:

Sự khác nhau cơ bản giữa phong hoá vật lí và phong hoá hoá học:

Phong hóa vật lí làm đá bị vỡ vụn mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

Phong hóa hóa học làm đá bị biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

Câu 6: Các câu dưới đây đúng hay sai?

a) Quá trình phong hoá diễn ra mạnh nhất là ờ bé mặt Trái Đất.

O Đúng. O Sai.

b) Nhiệt độ của nước càng cao thì khả nãns phong hoá hoá học của nước càng mạnh.

O Đúng. O Sai.

Giải:

a) Đúng

b) Đúng

Câu 7: Hãy nêu một vài hoạt động kinh tế của con người có tác động phá huỷ đá?

Giải:

Hoạt động kinh tế của con người có tác động phá huỷ đá.

Khai thác khoáng sản

Sản xuất vật liệu xây dựng

Phá rừng ở vùng đầu nguồn, đồi núi

Đánh giá bài viết
1 1.097
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Địa Lí 10

    Xem thêm