Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Bài tập môn Địa lý lớp 10
Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất
Câu 1: Thế nào là quy luật địa đới và quy luật phi địa đới?
Quy luật địa đới là:
Quy luật phi địa đới là:
Giải:
Quy luật địa đới kà sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực)
Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các tahfnh phần đị alí và cảnh quan.
Câu 2: Nêu sự khác nhau cơ bản của các nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
Giải:
Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới:
- Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực). Đây là quy luật phổ biến rộng rãi nhất của tự nhiên trong lớp vỏ địa lí.
- Những nguyên nhân căn bản của tính địa đới là dạng hình khối cầu của Trái Đất và vị trí của nó so với mặt trời, làm cho sự rọi chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt trái đất dưới một góc càng nhỏ dần khi đi về phía hai cực. Do đó, chỉ có những hiện tượng phụ thuộc một cách trực tiếp hay gián tiếp vào sự thay đổi góc nhập xạ tới bề mặt đất mới có thể xếp chính xác vào các hiện tượng địa đới.
Nguyên nhân dẫn đến quy luật phi địa đới:
- Qui luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguồn năng lượng của quá trình phi địa đới chính là năng lượng trong lòng trái đất. Nguồn năng lượng này đã gây ra những vận động của vỏ trái đất, gây ra hiện tượng biển tiến, biển thoái, hình thành các nếp uốn, các dãy núi, các đứt gãy, … làm thay đội sự phân bố của lục địa và đại dương.
- Theo kinh tuyến, các đới ngang bị phân cắt bởi độ cao lục địa và tại các vùng núi, sự hình thành hệ thống các vành đai theo độ cao có biểu hiện gần như là sự lặp lại của các đới ngang theo chiều thẳng đứng.
Câu 3: Nêu tên các vòng đai nhiệt, các đai khí áp và các đới khí hậu trên Trái Đất.
a) Các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
b) Các đai khí áp trên Trái Đất
c) Các đới khí hậu trên Trái Đất
Giải:
a) Các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
- Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°Ccủa hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N).
- Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°C và đường đẳng nhiệt +10°C của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°C và 0°C của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C.
b) Các vòng đai khí áp trên Trái Đất
- Áp cao ở 2 cực
- 2 Áp thấp ôn đới
- 2 Áp cao chí tuyến
- 1 Áp thấp xích đạo
c) Các đới khí hậu trên Trái Đất
- Xích đạo.
- Cận xích đạo
- Nhiệt đới
- Cận nhiệt
- Ôn đới
- Cận cực
- Cực.