Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 15: Thủy quyển - Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông - Một số sông lớn trên Trái đất

Bài tập môn Địa lý lớp 10

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 15: Thủy quyển - Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông - Một số sông lớn trên Trái đất được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 14: Thực hành đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái đất - Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 16: Sóng - Thủy triều - Dòng biển

Câu 1: Hãy trình bày về vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất.

a) Vòng tuần hoàn nhỏ của nước là:

b) Vòng tuần hoàn lớn của nước là:

Giải:

Vòng tuần hoàn nhỏ: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển;

Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu lục địa; ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển; biển lại bốc hơi,...

Câu 2: Điền các nội dung phù hợp một cách ngắn gọn vào chỗ trống (...) trong sơ đồ dưới đây

Bài tập địa lý

Giải:

Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:

1. Chế độ mưa

Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng nước mưa trong năm của nơi đó, ở những vùng đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông.

2. Địa thế

Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do độ dốc của địa hình. Sau mỗi trận mưa to là nước dồn về các dòng suối, sông.

3. Thực vật

Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại ở tán cây, lượng còn lại khi xuống tới mặt đất một phần bị lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều hoà dòng chảy cho sông ngòi, làm lũ lụt.

Câu 3: Tô kín O trước ý trả lời đúng.

5.1. Ở nước ta, sông ngòi miền Trung thường có lũ lên rất nhanh vì

a) O sông dài, nhiều nước.

b) O sông ngắn, ít nước.

c) O sông dài, độ dốc nhỏ *

d) O sông ngắn, độ dốc lớn.

5.2. ở lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở

a) O thượng lưu sông.

b) O trung lưu sông.

c) O hạ lưu sông.

d) O trên khắp lưu vực sông.

Giải:

5.1. Ở nước ta, sông ngòi miền Trung thường có lũ lên rất nhanh vì

a) sông ngắn, độ dốc lớn.

5.2. Ở lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở thượng lưu sông

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Địa Lí 10

    Xem thêm