Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Bài tập môn Địa lý lớp 10

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 18: Sinh quyển - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Câu 1: Các câu dưới đây đúng hay sai?

a) Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất.

b) Lớp vỏ địa lí bao gồm toàn bộ khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển.

c) Trong lớp vỏ địa lí có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển.

Giải:

a) Đúng

b) Đúng

c) Đúng

Câu 2: Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí

Giải:

Khái niệm lớp vỏ địa lý:

Lớp vỏ địa lý là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Câu 3: Hãy hoàn thành bảng dưới đây

Quy luật thông nhất và hoàn chỉnh của lóp vỏ địa lí

Khái niệm

Nguyên nhân

Biểu hiện

Giải:

Quy luật thông nhất và hoàn chỉnh của lóp vỏ địa lí

Khái niệm

Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí

Nguyên nhân

+ Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực.

+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.

Biểu hiện

Trong một lãnh thổ:

+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.

+ Nếu một thành phần thay đổi sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

Câu 4: Hãy nêu ví dụ để thấy sự thay đổi của khí hậu, sông ngòi hoặc sinh vật sẽ làm thay đổi các thành phần khác của tự nhiên, dẫn tới sự thay đổi của toàn bộ lãnh thổ.

  • Sự thay đổi của khí hậu:
  • Sự thay đổi của sinh vật:

Giải:

Ví dụ để thấy sự thay đổi của khí hậu, sông ngòi hoặc sinh vật sẽ làm thay đổi các thành phần khác của tự nhiên, dẫn tới sự thay đổi của toàn bộ lãnh thổ.

Sự thay đổi của khí hậu:

Khí hậu (lượng mưa tăng):

  • Sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng).
  • Địa hình (mức độ xói mòn tăng).
  • Thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).
  • Thực vật (phát triển mạnh).

Sự thay đổi của sông ngòi;

  • Sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy).
  • Địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá).
  • Thổ nhưỡng (quá trình hình thành đất nhanh hơn).

Sự thay đổi của sinh vật

  • Thực vật rừng bị phá hủy:
  • Địa hình (xói mòn).
  • Khí hậu (biến đổi).
  • Thổ nhưỡng (đất biến đổi).

Câu 5: Tô kín O trước ý trả lời đúng.

Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc phá rừng đối với môi trường tự nhiên?

a) O Khí hậu Trái đất nóng lên.

b) O Đất bị xói mòn

c) O Chế độ nước sông thất thường.

d) O Một số loại khoáng sản nguy cơ cạn kiệt.

Giải:

Ý kiến không phải là hậu quả của việc phá rừng đối với môi trường tự nhiên là

a) Một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt

Đánh giá bài viết
1 1.378
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Địa Lí 10

    Xem thêm