Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái Đất
Bài tập môn Địa lý lớp 10
Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái Đất được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của Trái đất - Thạch quyển - Thuyết kiến tạo mảng
Câu 1: Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy trình bày chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.
ĐƯỜNG BIỂU DIỄN CHUYỂN ĐỘNG BlỂU KIẾN CỦA MẶT TRỜI TRONG NĂM
Giải:
Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt, nhưng không thực có. Trong một năm, những tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến. Chuyển động này gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
Hiện tượng xảy ra như sau:
- Ngày 21/3, Mặt Trời ở xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo (mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo)
- Sau ngày 21/3, mặt trời di chuyển dần lên chí tuyến bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc vào ngày 22/6
- Sau ngày 22/6, mặt trời lại chuyển động dần về xích đạo, lên thiên đỉnh ở xích đạo lần 2 vào ngày 23/9
- Sau ngày 23/9, mặt trời tử xích đạo chuyển dần về chí tuyến nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến nam vào ngày 22/12
- Sau ngày 22/12, mặt trời lại chuyển động về xích đạo, rối lại lên chí tuyến bắc. Cứ như vậy lập đi lập lại từ năm này qua năm khác, đó chính là chuyển động biểu kiến hàng năm của hai mặt trời giữa hai chí tuyến.
Nguyên nhân: Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66o33’ (nghĩa là trục của Trái Đất luôn tạo với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo một góc 23o27’), nên từ ngày 22/3 đến 22/9 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời; từ 24/9 đến 20/3 bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Phạm vi giữa hai vĩ độ 23o27’ Bắc và Nam là giới hạn xa nhất mà tia sáng MT có thể tạo được góc 900 với tiếp tuyến bề mặt đất lúc 12h trưa. Chính vì vậy mà đứng ở bề mặt đất ta thấy hàng năm dường như Mặt Trời đang chuyển động giữa hai chí tuyến.
Câu 2: Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Giải:
- b)
- c)
- d)
Câu 3: Ghi các ngày: Xuân phân (21-3), Hạ chí (22-6), Thu phân (23-9) và Đông chí (22-12) vào các chỗ trống (...), sao cho phù hợp với các vị trí của Trái Đất trong hình dưới đây.
Giải:
Câu 4: Nối các ô bên trái, bên phải với ô ở giữa sao cho phù hợp.
Giải
Câu 5: Vẽ mũi tên nối các ô dưới đây sao cho phù hợp.
Giải:
Câu 6: Các câu dưới đây đúng hay sai?
a) Mùa và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau.
O Đúng. O Sai.
b) Ngày 22-6, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày dài nhất và thời gian ban đêm dài nhất trong năm.
O Đúng. O Sai.
c) Ngày 22-12, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất trong năm.
O Đúng. O Sai.
d) Các ngày 21-3 và 23-9, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày và thời gian ban đêm dài bằng nhau.
O Đúng. O Sai.
e) Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ban ngày và thời gian ban đêm dài bằng nhau.
O Đúng. O Sai.
g) Chỉ riêng ở hai cực mới có hiện tượng : 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm.
O Đúng. O Sai.
Giải:
a) Đúng
b) Sai
c) Sai
d) Đúng
e) Đúng
g) Đúng