Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Bài tập môn Địa lý lớp 10

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Giải bài tập SBT Địa lý 10 bài 4: Thực hành xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Câu 1: Cho biết vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. Nêu ví dụ.

a) Vai trò của bản đồ trong học tập

Ví dụ:

b) Vai trò của bản đồ trong đời sống

Ví dụ:

Giải:

a) Vai trò của bản đồ trong học tập: Là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trong kiểm tra.

Ví dụ:

  • Xác định vị trí một điểm ở đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của biển như thế nào, quốc gia đang tìm hiểu nằm ở đâu,....
  • Hình dạng, quy mô của một quốc gia này so với quốc gia khác, sự phân bố sông ngòi, chiều dài của một con sông, sư phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, …
  • Sư phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, …

b) Vai trò của bản đồ trong đời sống: Bản đồ là 1 phương tiện được sử dụng rộng rãi.

Ví dụ:

  • Bảng chỉ đường: giúp người đi du lịch xác định các điểm du lịch, nhà hàng, chợ,…
  • Bản đồ xe bus giúp tìm điểm dừng xe, các tuyến xe….
  • Phục vục cho các ngành sản xuất: làm thuỷ lợi, xác định mùa vụ, xác định vị trí trung tâm công nghiệp, …
  • Phục vụ cho quân sự: xây dựng phương án tác chiến, cần lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công

Câu 2: Vì sao trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu bản đồ?

Giải:

Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu bản đồ vì:

Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu bản đồ để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu.

Câu 3: Các câu dưới đây đúng hay sai?

a) Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến.

b) Phía trên của bản đồ bao giờ cũng là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Nam.

c) Qua bản đồ, có thể biết được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí được biểu hiện trên bản đồ.

Giải:

  1. Đúng
  2. Sai
  3. Đúng
Đánh giá bài viết
1 1.244
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Địa Lí 10

    Xem thêm