Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX theo CV 5512

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thể kỉ XIX được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn theo quy định CV 5512 của Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp HS biết được phong trào nông dân Yên Thế: thời gian tồn tại, diễn biến, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa.

2. Kỹ năng: Dùng tư liệu lịch sử và bản đồ miêu tả những sự kiện lịch sử. Đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.

3. Thái độ

- Giáo dục cho các em lòng biết ơn những anh hùng dân tộc.

- Nhận thấy rõ khả năng cách mạng to lớn,có hiệu quả của nông dân Việt Nam.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, tổng hợp …..

Phương tiện

- TV

- Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế.

II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan đến bài dạy.

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Giải thích khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

- Dự kiến sản phẩm

- Địa bàn: huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tỉnh.

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

- Diễn biến:

+ Từ 1885 đến 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.

+ Từ 1889 đến 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.

* Giải thích:

- Về thời gian: Tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương: 10 năm.

- Về địa bàn hoạt động: 4 tỉnh bắc Trung Kỳ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Về tổ chức, trang – thiết bị quân sự: Về tổ chức: chia làm 4 căn cứ lớn với 15 quân thứ.

Về trang thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn – đúc – chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường và chông…)

- Về phương thức tác chiến: Dựa vào địa hình hiểm trở, đánh du kích, sử dụng phương thức tác chiến linh hoạt….

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình.

- Thời gian: 2 phút.

- Phương tiện:

- Tổ chức hoạt động

Gv nhận xét câu trả lời của HS sau đó lồng ghép vào việc dẫn dắt bài mới: Cùng với phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đã gây cho thực dân Pháp không ít khó khăn, điển hình nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (tồn tại gần 30 năm). Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về khởi nghĩa Yên Thế.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1. I. Khởi nghĩa Yên Thế

- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, trình bày diễn biến theo lược đồ và kết quả, ý nghĩa của KN Yên Thế.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: TV.

- Thời gian: 30 phút

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Ghi bảng

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: dùng lược đồ xác định vị trí Yên Thế, giới thiệu địa hình, phong thổ, vị trí, con người của vùng đất này.

- GV yêu cầu HS đọc sgk mục 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

? Vì sao nổ ra cuộc KN yên Thế?

- GV hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê 3 giai đoạn của cuộc khởi nghĩa.

Thời gian

Sự kiện chính (nội dung)

? GV trình chiếu lược đồ H96. Lược đồ căn cứ Yên Thế-> yêu cầu HS trình bày lại diễn biến trên lược đồ.

? Nhận xét về cuộc KN Yên Thế (thời gian, tính chất, nguyên nhân thất bại)

GV cho HS quan sát hình 97 và nhận xét về vai trò của Hoàng Hoa Thám đối với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- GV cho học sinh xem một đoạn phim tư liệu về KN Yên Thế.

GV sơ kết bài: Mặc dù thất bại, phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

1. Nguyên nhân

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân vô cùng khó khăn.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị vi phạm.

-> Nhân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

2. Diễn biến

- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- Giai đoạn 1893-1908, nghĩa quân vừa xây dựng, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- Giai đoạn: 1909-1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại . Phong trào tan rã.

3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Thời gian tồn tại, diễn biến, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa.

2. Tư tưởng

  • Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam cần cù chất phác, yêu tự do căm thù quân xâm lược.
  • Những hạn chế của nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc
  • Sự cần thiết phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến trong cách mạng Việt Nam đã dẫn dắt nông dân đi đến thắng lợi.

3. Về kĩ năng:

  • Rèn luyện kĩ năng miêu tả, tường thuật một sự kiện lịch sử.
  • Sử dụng bản đồ.
  • Đối chiếu, so sánh, phân tích đánh giá lịch sử.

II. Chuẩn bị

  • GV: Bản đồ khu vực Yên Thế và Bắc Kì cuối thế kỉ XIX.
  • Tranh ảnh các thủ lĩnh và đồng bào các dân tộc ít người.
  • HS: Đọc bài trước ở nhà.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kim tra bài cũ

? Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra như thế nào.

? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

3. Bài mới:

Trong thời gian này, cùng với phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đã gây cho TD Pháp không ít khó khăn, điển hình nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (tồn tại gần 30 năm). Để biết được các cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra như thế nào và kết quả thu được ra sao thì chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra như thế nào.

Cho HS đọc mục I – Hướng dẫn HS xem bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỉ XIX, xác định vị trí Yên Thế

? Em biết gì về căn cứ Yên Thế.

HS: Yên Thế ở Tây Bắc, tỉnh Bắc Giang

GV: nói thêm: Từ Yên Thế có thể đi xuống Tam Đảo, Thái Nguyên, xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên.

GV: giải thích

Thực dân Pháp cướp vùng Yên Thế lập đồn điền.

? Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế

HS: + Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, 1 bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

? Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và có thể thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa.

GV trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa

? Em có nhận xét gì về cách đánh giặc của Đề Thám

HS: Bắt con tin buộc thực dân Pháp chấp nhận rút quân - Thông minh và sáng tạo. Buộc Pháp phải chấp nhận rút quân khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản 4 tổng trong khu vực là Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng

? Thời gian đình chiến 1898 -> 1908 nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân là gì.

HS: + Tranh thủ thời gian hòa hoãn, nghĩa quân khai khẩn đồn điền Phồn Xương tích lũy và xây dựng lương thực sẵn sàng chiến đấu.

+ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh tìm gặp Hoàng Hoa Thám để liên kết.

GV: Cho HS quan sát hình 97/SGK và nhận xét về vai trò của Hoàng Hoa Thám đối với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

? Tại sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại gần 30 năm

HS: Phong trào kết hợp yêu cầu độc lập dân tộc với nguyện vọng dân chủ, bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

GDMT: Do địa thế của các vùng trong phong trào Yên Thế từ đó rút ra kết luận về những đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa này -> Xây dựng ở các vùng rừng núi có địa thế hiểm trở, mở rộng địa bàn hang động..

GV: Cho HS thảo luận (3 phút)

? Em hãy cho biết nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của khởi nghĩa Yên Thế.

HS:

+ Nguyên nhân: Do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

+ Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (không dạy)

I. Khởi nghĩa yên thế 1884 - 1913

* Nguyên nhân

+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, 1 bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

* Thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa

* Diễn biến:

Thời gian

Sự kiện

Lãnh đạo

Giai Đoạn 1:

(1884-1892)

Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ

Đề Nắm

Giai Đoạn 2:

(1893-1908)

Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu

Đề Thám.

Giai Đoạn 3:

(1909-1913)

Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày10/02/1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Đề Thám.

* Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa

+ Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

+ Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp

II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (không học)

4. Củng cố:

Hoàn thành bảng dưới đây:

Khởi nghĩa Yên Thế

Khởi nghĩa Hương Khê

Thời gian tồn tại

Người lãnh đạo

Mục tiêu

5. Dặn dò:

  • Về nhà học bài.
  • Chuẩn bị bài 28: “Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX”.
  • Tìm hiểu các trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam (những đề nghị, kết cục của cải cách).
  • Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

* Rút kinh nghiệm

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
8 9.402
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 8

    Xem thêm