Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 13

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 13: Công dân với cộng đồng

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 13: Công dân với cộng đồng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Bài 1 trang 94 GDCD 10: Hãy nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao dưới đây:

- Môi hở răng lạnh

- Máu chảy ruột mềm

- Nhường cơm sẻ áo

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Trả lời:

- Ý nghĩa:

+ “Môi hở răng lạnh”: Là sự gắn bó khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người có quan hệ huyết thống, gần gũi. Cần phải giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho bản thân và người thân xung quanh.

+ “Máu chảy ruột mềm”: Sự thương xót, đau đớn của người máu mủ, họ hàng khi anh em, người thân gặp hoạn nạn, khó khăn.

+ “Nhường cơm sẻ áo”: San sẻ, giúp đỡ cho nhau khi sa cơ lỡ bước, khi gặp thiếu thốn, khó khăn, hoạn nạn.

+ “Bầu ơi thương lấy bí cùng- Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”: Con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tuy không cùng một mẹ sinh ra nhưng cũng cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên, đều cùng chung một nhà, một Tổ quốc.

- Những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao này muốn nhắc chúng ta khi sống phải biết yêu thương, có trách nhiệm với anh em gia đình và với cộng đồng xã hội.

Bài 2 trang 94 GDCD 10: Hãy tìm hiểu về những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta?

Trả lời:

Những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta là:

- Quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khi gặp hoạn nạn.

- Giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao mùa lạnh có quần áo ấm, có cơm ăn và được đến trường.

- Các chuyến từ thiện của học sinh, sinh viên đến các làng trẻ mồ côi.

- Tri ân các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng chí thương binh, gia đình liệt sĩ.

- Mua tăm, mua đồ dùng học tập ủng hộ người mù.

Bài 3 trang 94 GDCD 10: Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Trả lời:

- Trước hết là sự chia sẻ, hỏi han, qua quan sát và tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình các bạn.

- Thứ hai, lập danh sách những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường, mong muốn và nguyện vọng của các bạn.

- Thứ ba, lên kế hoạch kêu gọi ủng hộ giúp đỡ: Xin nhà trường miễn, giảm học phí cho các bạn, giúp các bạn sách vở, tài liệu học tập, hỗ trợ các bạn vượt lên hoàn cảnh gia đình, quan sát và động viên kịp thời tinh thần các bạn.

Bài 4 trang 94 GDCD 10: Thế nào là sống hòa nhập? Điều gì sẽ xảy ra đối với người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội? Vì sao?

Trả lời:

- Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, hòa đồng và giản dị; không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

- Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa.

- Người sống không hòa nhập sẽ không chia sẻ, quan tâm giúp đỡ mọi người, cũng không được mọi người giúp đỡ, không tham gia các hoạt động chung ý nghĩa. Đó là lối sống ích kỉ và sẽ không có được niềm vui và giá trị sống đích thực.

Bài 5 trang 94 GDCD 10: Em tán thành hay không tán thành với từng ý kiến dưới đây? Vì sao?

a. Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.

b. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.

c. Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.

d. Việc của ai, người nấy biết.

e. Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.

Trả lời:

- Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung: Đồng ý vì khi 2 bên biết hợp tác hiệu quả cao hơn, chất lượng công việc tốt hơn.

- Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ: Không đồng ý vì như vậy là ích chỉ, chỉ biết đến bản thân.

- Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác: Không đồng ý vì ai cũng cần phải hợp tác vì chúng ta sống trong môi trường tập thể, không thể tách mình ra khỏi tập thể. Có sự hợp tác, công việc sẽ hoàn thành nhanh hơn, hiệu quả hơn.

- Việc của ai, người nấy biết: Không đồng ý vì đây là tư tưởng ích kỉ, sống không hòa nhập, về lâu dài sẽ phải nhận những hậu quả không tốt.

- Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác: Đồng ý vì khi hợp tác sẽ giúp ta tiếp thu được cái tốt, nhìn thấy và tránh những cái xấu; phát triển nhân cách, biết điều chỉnh hành vi bản thân, tăng thêm nhiều kĩ năng sống.

Bài 6 trang 94 GDCD 10: Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một thành quả của sự hợp tác giữa các bạn trong lớp, trong trường em hoặc giữa địa phương em với các địa phương khác.

Trả lời:

- Trong lớp, các bạn hợp tác để học nhóm, rèn luyện kĩ năng sống, giúp nhanh hiểu bài hơn, tiến bộ hơn trong học tập và biết yêu thương, quý trọng mọi người.

- Hợp tác làm từ thiện: Các bạn quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo ấm cho trẻ em vùng cao. Cùng nhau làm các sản phẩm handmade bán lấy tiền làm từ thiện.

Bài 7 trang 94 GDCD 10: Em hãy lập kế hoạch cùng hợp tác với các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp để thực hiện một công việc chung của tập thể.

Trả lời:

- Thứ nhất, xác định công việc chung của nhóm.

- Thứ hai, phân công trưởng nhóm/ người phụ trách chính của nhóm.

- Thứ ba, xác định các nhiệm vụ cụ thể, chi tiết; các kế hoạch trước mắt và lâu dài của nhóm.

- Thứ tư, phân công công việc cho từng bạn trong nhóm rõ ràng, cụ thể theo thế mạnh mỗi bạn.

- Thứ năm, tiến hành công việc.

- Nghiệm thu kết quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất

    Xem thêm