Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

GDCD 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập hơn nữa. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 3

1/ Thế giới vật chất luôn luôn vận động

a/ Thế nào là vận động?

- Vận động là mọi biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

b/ Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

- Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình.

- Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng.

c/ Các hình thức vận động của thế giới vật chất

- Triết học Mác – Lê nin khái quát thành năm hình thức cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:

+ Vận động cơ học

+ Vận động vật lí

+ Vận động hóa học

+ Vận động sinh học

+ Vận động xã hội

- Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

=> Bài học: Khi xem xét các sự vật hiện tượng cần xem xét chúng trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, tránh các quan niệm cứng nhắc, bất biến.

2/ Thế giới vật chất luôn luôn phát triển

a/ Thế nào là phát triển?

- Phát triển là một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

- Sự vận động và phát triển có quan hệ mật thiết với nhau: Có vận động thì mới có phát triển, nhưng không phải sự vận động nào cũng là sự phát triển.

- Sự phát triển diễn ra phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Giới tự nhiên phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, động vật, đến con người.

+ Xã hội loài người phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa.

+ Trí tuệ con người phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy chỉ chế tạo được các công cụ bằng đá, đến nay đã chế tạo được máy móc tinh vi.

b/ Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất

- Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời.

- Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.

VD: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

=> Bài học: Khi xem xét một sự vật, hiện tượng hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.

B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 3

Câu 1: Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào?

  1. Hóa học
  2. Sinh học
  3. Vật lý
  4. Cơ học

Câu 2: Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động nào?

  1. Cơ học
  2. Vật lý
  3. Hóa học
  4. Sinh học

Câu 3: Hiện tượng thuỷ triều là hình thức vận động nào?

  1. Cơ học
  2. Vật lý
  3. Hóa học
  4. Sinh học

Câu 4: Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào?

  1. Xã hội
  2. Cơ học
  3. Vật lý
  4. Sinh học

Câu 5: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là

  1. Cái mới ra đời giống như cái cũ
  2. Cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ
  3. Cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ
  4. Cả ba phương án trên đều sai

Câu 6: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào?

  1. Hóa học
  2. Vật lý
  3. Cơ học
  4. Xã hội

Câu 7: Sự vận động nào sau đây không phải là sự phát triển?

  1. Bé gái → thiếu nữ → người phụ nữ trưởng thành → bà già
  2. Nước bốc hơi → mây → mưa → nước
  3. Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá
  4. Học cách học → Học như là không học → Không học nhưng không gì không học cả → biết cách học.

Câu 8: Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là

  1. Sự tăng trưởng
  2. Sự phát triển
  3. Sự tiến hóa
  4. Sự tuần hoàn

Câu 9: Ý nào sau đây không phải là sự phát triển?

  1. Lớp 1 đến lớp 10
  2. Cây lớn lên ra hoa kết quả
  3. Máy móc thay thế công cụ đồ đá
  4. Hạt nảy mầm

Câu 10: Có mấy hình thức vận động cơ bản

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 6

Câu 11: Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống.

Theo triết học Mác – Lê nin, vận động là ………………….. nói chung của sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

  1. Mọi sự biến đổi
  2. Mọi sự dịch chuyển
  3. Mọi sự thay đổi
  4. Mọi sự chuyển hóa

Câu 12: Sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình thông qua

  1. Thế giới vật chất.
  2. Các mối quan hệ hữu cơ.
  3. Vận động.
  4. Phát triển.

Câu 13: Triết học Mác – Lê Nin khái quát vận động thành bao nhiêu hình thức cơ bản?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 14: Khẳng định nào dưới đây là không đúng về vận động?

  1. Thế giới vật chất không ngừng vận động.
  2. Đám mây không ngừng bay.
  3. Mặt trời không ngừng vận động.
  4. Cái bàn không vận động.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?

  1. Nước bốc hơi ở nhiệt độ cao.
  2. Cây cối sinh trưởng ngày càng cao lên.
  3. Xã hội chuyển từ chế độ phong kiến thành chế độ tư bản chủ nghĩa.
  4. Các vật thể dịch chuyển trong không gian.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

  1. Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
  2. Sự biến đổi, thay thể của các xã hội trong lịch sử.
  3. Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
  4. Sự vận động của các phân tử.

Câu 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Chế độ cộng sản nguyên thủy biên đổi thành chế độ nô lệ, chế độ nô lệ bến thành chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến biến thành chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ tư bản chủ nghĩa nhất định biến đổi thành chế độ xã hội chủ nghĩa". Đoạn viết trên đề cập đến hình thức vận động nào dưới đây?

  1. Vận động xã hội
  2. Vận động sinh học
  3. Vận động lý học
  4. Vận động cơ học

Câu 18: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?

  1. Góp gió thành bão
  2. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
  3. Tre già măng mọc
  4. Đánh bùn sang ao.

Câu 19: Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?

  1. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.
  2. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ
  3. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ
  4. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.

Câu 20: Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đấy?

  1. Tự nhiên
  2. Xã hội
  3. Tư duy
  4. Lao động

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

B

D

B

D

D

B

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

C

C

D

D

D

A

D

C

C

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất chắc hẳn bạn đọc đã nắm được đôi nét chính về nội dung bài viết rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta thấy được rằng thế giới vật chất luôn luôn vận động, vận động chính là phương thức tồn tại của thế giới vật chất và phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất bởi khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu. Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 16 câu hỏi trắc nghiệm về sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc học tập tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập VnDoc.com xin gửi tới các bạn học sinh một số tài liệu tham khảo như: Giải bài tập GDCD 10, Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10 những tài liệu này được chúng tôi biên soạn và tổng hợp gửi tới bạn đọc, hi vong các bạn có thêm tài liệu để học tập tốt nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
3 24.199
Sắp xếp theo

    Lớp 10

    Xem thêm