GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức
Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức vừa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Quan niệm về đạo đức
A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 10
1/ Quan niệm về đạo đức
- Đạo đức là hệ thống chuẩn mực xã hội, mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho lợi ích cá nhân hài hòa với lợi ích xã hội.
2/ So sánh đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán
a/ Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán
- Là hình thái ý thức xã hội
- Là phương thức điều chỉnh hành vi của con người
- Thay đổi theo thời gian và không gian
- Mang tính giai cấp
b/ Điểm khác giữa đạo đức và pháp luật
Nội dung | Đạo đức | Pháp luật |
Yêu cầu của xã hội | Yêu cầu cao | Yêu cầu tối thiểu |
Cách thức điều chỉnh | Mang tính tự giác | Mang tính bắt buộc |
Biện pháp điều chỉnh | Dư luận xã hội Lương tâm | Những biện pháp cưỡng chế của pháp luật |
Cách thức quy định | Khẩu ngữ | Văn bản pháp luật |
c/ Điểm khác nhau giữa đạo đức và phong tục tập quán
Nội dung | Đạo đức | Phong tục tập quán |
Điều chỉnh hành vi xuất phát từ | Sự hiểu biết, quan niệm sống | Thói quen, nếp sống lâu đời |
Thay đổi | Kịp với thời đại mang ý nghĩa tích cực | - Thay đổi chậm + Phù hợp với xã hội + Mỹ tục - Lạc hậu với xã hội -Hủ tục |
3/ Vai trò của đạo đức trong đời sống của con người
- Đối với cá nhân: Giúp cá nhân có ý thức và năng lực, sống thiện, sống có ích
- Đối với gia đình: Là nền tảng hạnh phúc gia đình, tạo ra sự phát triển ổn định, vững chắc
- Đối với xã hội
+ Là sức khoẻ của xã hội
+ Khi qui tắc đạo đức được tôn trọng → Xã hội phát triển ổn định.
- Khi qui tắc đạo đức bị xem thường → xã hội mất ổn định
⇒ Kết luận: Đạo đức như nguồn của sông, như gốc của cây → Vì thế mỗi cá nhân cần biến những quan niệm đạo đức thành hành vi đạo đức trong cuộc sống.
B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 10
Câu 1: Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây?
- Pháp luật
- Đạo đức
- Phong tục tập quán
- Tất cả đều đúng
Câu 2: Hãy lấy một ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội
- Con cái không nghe lời cha mẹ
- Học trò vô lễ với thầy cô
- Vô lễ, hỗn láo với người lớn
- Tất cả đều đúng
Câu 3: Câu tục ngữ, ca dao về đạo đức trong xã hội?
- Cá không ăn muối cá ươn/ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Gần mực thì đen gần đèn thì rạng
Câu 4: Sự khác nhau giữa đạo đức với pháp luật là
- Mang tính giai cấp
- Mang tính bắt buộc
- Là phương thức điều chỉnh hành vi của con người
- Thói quen, nếp sống lâu đời
Câu 5: Điểm giống nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán
- Mang tính giai cấp
- Không bắt buộc
- Thay đổi phù hợp với xã hội là mỹ tục
- Biện pháp điều chỉnh theo dư luận của xã hội
Câu 6: Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là?
- Quy tắc.
- Đạo đức.
- Chuẩn mực đạo đức.
- Phong tục tập quán.
Câu 7: Nền đạo đức mới của nước ta hiện nay là?
- Nền đạo đức tiến bộ.
- Nền đạo đức phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.
- Nền đạo đức kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Tất cả đều đúng
Câu 8: Đạo đức bị chi phối bởi giai cấp nào?
- Giai cấp bị trị.
- Giai cấp thống trị.
- Các giai cấp trong nhà nước.
- Chỉ có giai cấp tư sản.
Câu 9: Điểm giống nhau giữa đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán là?
- Là cách thức để giao tiếp.
- Là công cụ điều tiết quan hệ xã hội.
- Là phương thức điều chỉnh hành vi.
- Đáp án B và C đúng
Câu 10: Những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó được gọi là?
- Quy tắc.
- Hành vi.
- Chuẩn mực.
- Đạo đức.
Câu 11: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức
- Hiện đại.
- Độc đáo.
- Tiến bộ.
- Ưu việt.
Câu 12: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức là sự điều chỉnh mang tính
- Bắt buộc
- Tự nguyện
- Tự do
- Cưỡng chế
Câu 13: Trong sự điều chỉnh hành vi con người, đặc điểm để phân biệt giữa pháp luật với đạo đức là
- Tính cưỡng chế, tính tự giác
- Tính dân chủ
- Tính tự do.
- Tính tự giác.
Câu 14: Đối với mỗi cá nhân, việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức sẽ góp phần
- Giúp cá nhân phát triển.
- Mang lại những lợi ích kinh tế.
- Phát triển kĩ năng.
- Hoàn thiện nhân cách.
Câu 15: Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Có thể nói, đạo đức là
- Căn cứ để xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Nền tảng của gia đình hạnh phúc.
- Mục đích của gia đình hạnh phúc.
- Chuẩn mực của gia đình hạnh phúc.
Câu 16: Trong xã hội, nếu các chuẩn mực đạo đức luôn được tôn trọng, củng cố thì xã hội đó có thể
- Được mọi người tin tưởng.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác.
- Phát triển bền vững.
- Trở lên giàu có.
Câu 17: Câu nào dưới đây đề cập đến sự điều chỉnh của đạo đức?
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa.
- Có công mài sắt có ngày lên kim.
Câu 18: Anh B và C đi xe máy cùng hướng đang lưu thông trên đường, bỗng dựng xe anh B từ phía sau đâm vào xe anh C bị ngã xuống đường. Trong trường hợp này, anh B cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
- Bỏ chạy coi như không biết.
- Cãi nhau với người bị ngã.
- Quay clip tung lên mạng xã hội.
- Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức về gia đình?
- Con cái ngược đãi, xúc phạm cha mẹ.
- Cha mẹ phân biệt đối xử giữa các con.
- Vợ chồng không tôn trọng lẫn nhau.
- Con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo cha mẹ.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
- Lá lành đùm lá rách
- Học thày không tày học bạn
- Có chí thì nên
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
Câu 21: Điều được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội gọi là
- Quy tắc.
- Hành vi.
- Chuẩn mực.
- Phong tục
Câu 22: Đối với cá nhân, đạo đức góp phân hoàn thiện:
- Khả năng con người.
- Suy nghĩ con người
- Lao động con người.
- Nhân cách con người
Câu 23: Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội?
- Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Làm cho xã hội hạnh phúc hơn
- Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | D | A | B | A | B | D | B | C | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | B | A | D | B | C | A | D | D | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | |||||||
Đáp án | C | D | A |
-----------------------------------------------
Với nội dung bài Quan niệm về đạo đức các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm về đạo đức, quan niệm về đạo đức và vai trò của đạo đức đối với con người và xã hội, So sánh đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết và tải về nhé.
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải bài tập GDCD 10, Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.