Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

GDCD 10 bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan

Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan vừa được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết kèm trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 bài 2. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 2

1/ Giới tự nhiên tồn tại khách quan

Giới tự nhiên (viết tắt GTN) :Bao gồm các sự vật hiện tượng và con người

a/ Các quan niệm về GTN

- Các quan niệm duy tâm về GTN là do thần linh, thượng đế tạo ra

- Các quan niệm duy vật về GTN là cái có sẵn, tự có, là nguyên nhân tồn tại phát triển chính nó.

- Các nhà khoa học; bác bỏ thần bí nghiên cứu xem xét từng sự vật hiện tượng để tìm ra nguồn gốc của nó.

b/ Khái niệm GTN

- Là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc lực lượng thần bí tạo ra

- Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có quá trình hình thành khách quan, vận động và phát triển theo quy luật vốn có của nó.

2/ Xã hội là một bộ phận đặc thù của GTN

Nguồn gốc bắt đầu của con người là từ vượn người qua quá trình tiến hoá lâu dài.

a/ Con người là sản phẩm của GTN

Bản thân con người là sản phẩm của TGN, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên.

b/ Xã hội cùng là sản phẩm của giới tự nhiên

Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của GTN. Cho nên xã hội là một đặc thù của giới tự nhiên.

c/ Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan

- Nhờ các giác quan, nhờ hoạt động của bộ não, nhờ quá trình lao động, con người đã nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan.

- Nhưng con người và xã hội loài người dù có văn minh đến đâu, muốn cải tạo thế giới khách quan để phục vụ lợi ích cho mình, con người phải tôn trọng và tuân theo quy luật của nó. Vì con người, xã hội vẫn là một bộ phận của giới tự nhiên.

B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 2

Câu 1: Thế giới vật chất do đâu mà có?

  1. Ý thức tạo ra
  2. Do thần linh, thượng đế tạo ra
  3. Là cái tự có, là nguyên nhân sự tồn tại, phát triển của chính nó
  4. Một nguyên nhân khác

Câu 2: Những sự vật, hiện tượng nào sau đây tồn tại trong thế giới vật chất?

  1. Các thiên thể vô cùng to lớn
  2. Các nguyên tử, phân tử, hạt
  3. Dạng thể rắn, dạng thể lỏng, dạng vô sinh, hữu sinh; động vật, thực vật
  4. Tất cả những câu trên đều đúng

Câu 3: Những sự vật, hiện tượng nào sau đây tồn tại khách quan?

  1. Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên (núi, sông, mây, mưa…)
  2. Các thần linh trong các truyện thần thoại
  3. Các nhân vật trong các tác phẩm văn học
  4. Các câu trên đều sai

Câu 4: Những quan niệm của trường phái nào sau đây trả lời đúng về thế giới vật chất?

  1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
  2. Chủ nghĩa duy tâm siêu hình
  3. Chủ nghĩa duy tâm tôn giáo
  4. Các câu trên đều đúng

Câu 5: Em hãy cho biết ý kiến đúng về nguồn gốc loài người?

  1. Con người có nguồn gốc từ động vật
  2. Đất sét nặn ra đàn ông, xương sườn đàn ông tạo ra đàn bà
  3. Dùng bùn nặn ra con người và thổi vào đó sự sống
  4. Các câu trên đều đúng

Câu 6: Con người là sản phẩm của

  1. Chúa trời
  2. Xã hội
  3. Tự nhiên
  4. Tạo hóa

Câu 7: Con người chỉ có thể tồn tại

  1. Trong môi trường tự nhiên
  2. Ngoài môi trường tự nhiên
  3. Bên cạnh giới tự nhiên
  4. Không cần tự nhiên

Câu 8: Sự tồn tại và phát triển của con người là

  1. Song song với sự phát triển của tự nhiên
  2. Do lao động và hoạt động của xã hội của con người tạo nên
  3. Do bản năng của con người quy định
  4. Quá trình thích nghi một cách thụ động với tự nhiên

Câu 9: Sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên do

  1. Trí tuệ con người tạo ra
  2. Thượng đế tạo ra
  3. Tự có, luôn tuân theo những quy luật riêng của chúng
  4. Thần trụ trời tạo ra

Câu 10: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là

  1. Bước nhảy
  2. Sự tích lũy về lượng
  3. Mâu thuẫn
  4. Sự biến đổi về chất

Câu 11: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không thuộc giới tự nhiên ?

  1. Quần áo.
  2. Xe máy.
  3. Tủ lạnh.
  4. Cả A,B,C.

Câu 12: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào thuộc giới tự nhiên?

  1. Quyển sách.
  2. Ti vi.
  3. Cái quạt.
  4. Khoáng sản.

Câu 13: Tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí tạo ra được gọi là?

  1. Thiên nhiên.
  2. Giới tự nhiên.
  3. Sự vật, hiện tượng.
  4. Khách thể.

Câu 14: Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên vì?

  1. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
  2. Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.
  3. Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.
  4. Cả A,B,C.

Câu 15: Sau khi công trình của Đacuyn được công bố năm 1871, nguồn gốc động vật của loài người đã được nhiều ngành, nhiều nhà khoa học tìm kiếm, chứng minh bằng những bằng chứng khoa học, trong đó nổi bật nhất là việc phát hiện những di cốt hóa thạch của loài vượn cổ và người vượn trung gian, cho phép khôi phục lại các mắt xích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Thông tin đề cập đến đặc điểm gì của con người?

  1. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
  2. Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.
  3. Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.
  4. Cả A,B,C.

Câu 16: Điểm khác biệt cơ bản giữa con người và động vật là?

  1. Lao động.
  2. Ngôn ngữ.
  3. Các hoạt động xã hội
  4. Cả A,B,C.

Câu 17: Nếu con người tác động vào giới tự nhiên theo hướng tiêu cực như: chặt rừng, khai thác khoáng sản quá mức,… sẽ làm ảnh hưởng gì đến giới tự nhiên?

  1. Giới tự nhiên sẽ bị cạn kiệt dần.
  2. Ô nhiễm môi trường.
  3. Giới tự nhiên bị mất cân bằng dẫn đến bị phá hủy.
  4. Cả A,B,C.

Câu 18: Đối với giới tự nhiên, con người có thể làm gì?

  1. Tạo ra giới tự nhiên mới.
  2. Cải tạo giới tự nhiên.
  3. Xóa bỏ giới tự nhiên.
  4. Tạo ra một thế giới mới.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

A

A

A

C

A

B

C

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

Đáp án

D

D

B

D

D

D

D

B

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Thế giới vật chất tồn tại khách quan các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta biết được khái niệm về thế giới vật chất, đặc điểm và vai trò của thế giới vật chất tồn tại khách quan, khái niệm về giới tự nhiên, Xã hội là một bộ phận đặc thù của GTN... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 16 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án giúp giúp bạn đọc có thể trau dồi vốn kiến thức của mình. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo một số tài liệu được chúng tôi biên soạn và tổng hợp như: Giải bài tập GDCD 10, Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 10

    Xem thêm