Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vừa được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp. Bài viết được tổng hợp gồm có lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 7

1/ Thế nào là nhận thức

a/ Quan điểm về nhận thức

- Triết học Duy tâm: Nhận thức là do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo.

- Triết học trước Mác: Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật hiện tượng.

- Triết học Duy vật biện chứng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, là quá trình nhận thức cái tất yếu, diễn ra rất phức tạp, gồm 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

b/ Hai giai đoạn của quá trình nhận thức

- Nhận thức cảm tính:

+ Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác đối với sự vật, hiện tượng. Đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.

+ Là giai đoạn nhận thức trực tiếp.

+ Ưu điểm: Độ tin cậy cao

+ Nhược điểm: Kết quả nhận thức chưa sâu sắc, chưa toàn diện.

- Nhận thức lý tính:

+ Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá…tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng là giai đoạn nhận thức gián tiếp.

+ Ưu điểm: Kết quả nhận thức sâu sắc, toàn diện.

+ Nhược điểm: nếu không dựa trên nhận thức cảm tính chính xác thì độ tin cậy không cao.

+ Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:

+ Giai đoạn nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính.

+ Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao hơn, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng sâu sắc và toàn diện hơn.

c/ Nhận thức là gì?

- Các yếu tố:

+ Sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

+ Các cơ quan cảm giác.

+ Hoạt động của bộ não.

- Khái niệm: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của TGKQ vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

- Kết luận:

+ Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính là một bước chuyển về chất trong quá trình nhận thức.

+ Nhờ đó con người hiểu được bản chất sự vật, hiện tượng và từng bước cải tạo thế giới khách quan.

2/ Thực tiễn là gì?

- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Các hình thức biểu hiện:

+ Hoạt động sản xuất vật chất.

+ Hoạt động chính trị – xã hội

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học.

→ Hình thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản chất.

3/ Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

a/ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

- Vì: Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ tiếp xúc của các cơ quan cảm giác và hoạt động của bộ não, con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất các sự vật, hiện tượng.

- Ví dụ:

+ Sự ra đời của các khoa học

+ Dự báo thời tiết.

+ Các câu tục ngữ…

b/ Thực tiễn là động lực của nhận thức

- Vì: Trong hoạt động động thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho nhận thức phát triển.

- Ví dụ:

+ Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

+ Trong sản xuất…

+ Trong học tập…

c/ Thực tiễn là mục đích của nhận thức

- Vì: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được ứng dụng trong hoạt động thực tiễn tạo ra của cải cho xã hội.

- Ví dụ: Ứng dụng các phát minh khoa học: công nghệ điện tử, công nghệ sinh học…

d/ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

- Vì: Chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó.

- Ví dụ:

+ Chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do.

+ Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí

B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 7

Câu 1: Quan điểm về nhận thức là do bẩm sinh thuộc quan điểm triết học

  1. Duy tâm
  2. Duy vật
  3. Triết học trước Mác
  4. Duy vật biện chứng

Câu 2: Triết học Duy vật biện chứng đưa ra quan điểm về nhận thức là

  1. Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn
  2. Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản về sự vật hiện tượng.
  3. Nhận thức chỉ là sự phản ánh máy móc, thụ động về sự vật hiện tượng.
  4. Đáp án B, C đúng

Câu 3: Nhận thức có mấy giai đoạn

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Các hình thức biểu hiện thực tiễn là gì?

  1. Hoạt động sản xuất vật chất
  2. Hoạt động chính trị – xã hội
  3. Hoạt động thực nghiệm khoa học
  4. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 5: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là

  1. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
  2. Thực tiễn là động lực của nhận thức
  3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
  4. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 6: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng được gọi là

  1. Nhận thức.
  2. Học tập.
  3. Nghiên cứu.
  4. Tri thức.

Câu 7: Quá trình nhận thức bao gồm mấy giai đoạn?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 8: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn. Những hiểu biết này thuộc giai đoạn nhận thức nào?

  1. Nhận thức lí tính.
  2. Nhận thức cảm tính.
  3. Nhận thức khoa học.
  4. Nhận thức tri thức.

Câu 9: Người ta đi sâu phân tích và tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học của muối, điều chế được muối. Những sự hiểu biết này thuộc giai đoạn nhận thức nào?

  1. Nhận thức lí tính.
  2. Nhận thức cảm tính.
  3. Nhận thức khoa học.
  4. Nhận thức tri thức.

Câu 10: Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

  1. Nhận thức
  2. Nhận thức cảm tính
  3. Nhận thức lí tính
  4. Thực tiễn

Câu 11: Hoạt động nào không phải là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn?

  1. Sản xuất vật chất.
  2. Chính trị xã hội.
  3. Văn hóa nghệ thuật.
  4. Thực nghiệm khoa học.

Câu 12: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì

  1. Luôn đặt ra những yêu cầu mới
  2. Luôn cải tạo hiện thực khách quan
  3. Thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ
  4. Thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm

Câu 13: Ăng-ghen khẳng định: “Khi xã hội có nhu cầu về kĩ thuật thì thúc đây khoa học phát triển hơn 10 trường đại học”, cho thấy thực tiễn có vai trò là:

  1. Cơ sở của nhận thức.
  2. Mục đích của nhận thức.
  3. Động lực của nhận thức.
  4. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 14: Bố của A bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại. Qua nhiều lần tự nghiên cứu, A đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố mình. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

  1. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
  2. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
  3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
  4. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 15: Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?

  1. Làm kế hoạch nhỏ
  2. Làm từ thiện
  3. Học tài liệu sách giáo khoa
  4. Tham quan du lịch

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

A

B

D

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

B

A

D

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

C

A

B

D

C

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về vai trò và ý nghĩa của thực tiễn đối với nhận thức, khái niệm và thực tiễn... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn GDCD lớp 10. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục như: Giải bài tập GDCD 10, Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 10

    Xem thêm