GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 11
1/ Nghĩa vụ
a/ Nghĩa vụ là gì?
- Nghĩa vụ là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
- Ví dụ: Con cái có nghĩa vụ yêu thương, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, vâng lời ông bà, cha mẹ.
- Các yêu cầu của đạo đức:
+ Cá nhân biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Phải biết hi sinh quyền lợi của mình (những giá trị thấp) vì lợi ích chung (những giá trị cao).
+ Xã hội phải bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.
b/ Nghĩa vụ của Thanh niên Việt Nam hiện nay
- Chăm lo rèn luyện đạo đức có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa.
- Tích cực lao động sáng tạo sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2/ Lương tâm
a/ Lương tâm là gì?
- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điểu chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác và xã hội.
- Hai trạng thái của lương tâm: thanh thản và cắn rứt.
+ Trạng thái thanh thản: thể hiện sự vui sướng, hài long về công việc gì đó mà mình đã làm được.
+ Trạng thái cắn rứt: thể hiện sự cắn rứt, hối hận lương tâm
b/ Làm thế nào để trở thành người có lương tâm
- Đối với mọi người:
+ Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, tự giác thực hiện hành vi đạo đức biến các hành vi đạo đức thành những thói quen đạo đức.
+ Bồi dưỡng tư cách đẹp trong sáng trong quan hệ người với người.
3/ Nhân phẩm và danh dự
a/ Nhân phẩm là gì?
- Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được đó là giá trị làm người của mỗi con người.
- Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, kính trọng và có vinh dự lớn.
- Những biểu hiện của nhân phẩm:
+ Có lương tâm trong sáng.
+ Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.
+ Thực hiện tốt chuẩn mức đạo đức tiến bộ.
b/ Danh dự là gì?
- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tình thần, đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận.
- Danh dự có giá trị rất lớn đối với mỗi con người, thúc đẩy con người làm điều thiện, điều tốt, ngăn ngừa những điều ác, điều xấu.
- Khi mỗi cá nhân biết bảo về danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng.
c/ Ý nghĩa nhân phẩm và danh dự
- Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ với nhau.
- Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần.
- Tự trọng là người biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình.
- Tự trọng khác xa hoàn toàn tự ái:
+ Người có tự trọng biết đánh giá đúng bản thân mình theo tiêu chuẩn khách quan.
+ Người tự ái chỉ biết đánh giá cao bản thân mình theo tiêu chuẩn chủ quan, chỉ nghĩ đến bản thân mình, họ đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, không muốn ai khuyên bảo mình.
4/ Hạnh phúc
a/ Hạnh phúc là gì?
- Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.
b/ Hạnh phúc của cá nhân và hạnh phúc của xã hội
- Nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc cá nhân vì cảm xúc luôn gắn bó với cảm xúc cá nhân.
- Hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người trong xã hội.
- Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó mật thiết với nhau.
→ Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với người khác và đối với xã hội.
B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 11
Câu 1: Nghĩa vụ là
- Trách nhiệm của mỗi cá nhân
- Nghĩa vụ là trách nhiệm chung
- Không ai bắt buộc
- Làm những việc thấy có lợi cho bản thân
Câu 2: Tự trọng là
- Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.
- Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Đáp án A, C đúng
Câu 3: Theo em, hạnh phúc của một học sinh Trung học là gì?
- Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện
- Được thầy cô và bạn bè yêu mến, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân.
- Luôn đạt kết quả tốt trong học tập theo khả năng của bản thân.
- Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 4: Tự ái là
- Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức.
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.
- Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.
Câu 5: Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể của công dân đối với xã hội.
- Giữ vệ sinh ngoài đường phố, không xả rác bừa bãi để, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
- Sống biết giúp đỡ mọi người, sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với mọi người, ủng hộ cho người nghèo, bệnh tật.
- Đoàn kết với mọi người, bảo vệ tổ quốc
- Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 6: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
- Nhân phẩm.
- Đạo đức.
- Nghĩa vụ.
- Lương tâm.
Câu 7: Lương tâm tồn tại ở trạng thái nào mang tính tích cực?
- Lương tâm thanh thản.
- Lương tâm cắn rứt.
- Không trạng thái nào cả.
- Đáp án A, B đúng
Câu 8: Hằng năm, các thanh niên nam đủ 18 tuổi, khỏe mạnh phải nhập ngũ. Việc làm đó thể hiện?
- Nghĩa vụ của thanh niên.
- Ý thức của thanh niên.
- Trách nhiệm của thanh niên.
- Lương tâm của thanh niên.
Câu 9: Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận được gọi là?
- Danh dự.
- Đạo đức.
- Nghĩa vụ.
- Lương tâm.
Câu 10: Mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội là?
- Hạnh phúc cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội.
- Hạnh phúc cá nhân là điều kiện của hạnh phúc xã hội.
- Hạnh phúc cá nhân quyết định hạnh phúc xã hội.
- Hạnh phúc cá nhân là nội dung của hạnh phúc xã hội.
Câu 11: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là
- Pháp luật.
- Đạo đức.
- Truyền thống.
- Phong tục.
Câu 12: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức
- Hiện đại.
- Độc đáo.
- Tiến bộ.
- Ưu việt.
Câu 13: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức là sự điều chỉnh mang tính
- Bắt buộc
- Tự nguyện
- Tự do
- Cưỡng chế
Câu 14: Trong sự điều chỉnh hành vi con người, đặc điểm để phân biệt giữa pháp luật với đạo đức là
- Tính cưỡng chế, tính tự giác
- Tính dân chủ
- Tính tự do.
- Tính tự giác.
Câu 15: Đối với mỗi cá nhân, việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức sẽ góp phần
- Giúp cá nhân phát triển.
- Mang lại những lợi ích kinh tế.
- Phát triển kĩ năng.
- Hoàn thiện nhân cách.
Câu 16: Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Có thể nói, đạo đức là
- Căn cứ để xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Nền tảng của gia đình hạnh phúc.
- Mục đích của gia đình hạnh phúc.
- Chuẩn mực của gia đình hạnh phúc.
Câu 17: Trong xã hội, nếu các chuẩn mực đạo đức luôn được tôn trọng, củng cố thì xã hội đó có thể
- Được mọi người tin tưởng.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác.
- Phát triển bền vững.
- Trở lên giàu có.
Câu 18: Câu nói: “Danh dự quý hơn tiền bạc, mất danh dự là mất tất cả” thể hiện phạm trù nào của đạo đức học?
- Nghĩa vụ.
- Lương tâm.
- Danh dự.
- Hạnh phúc.
Câu 19: Câu nói: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” thể hiện phạm trù nào của đạo đức học?
- Nghĩa vụ
- Lương tâm.
- Lương tâm.
- Hạnh phúc
Câu 20: Hành vi nào dưới đây không phải là người có nhân phẩm?,
- Nhặt được của rơi trả người bị mất
- Giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn, hoạn nạn
- Bán hàng giả lừa dối những người mua hàng để trục lợi.
- Quyên góp ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt.
Câu 21: Trên đoạn đường từ nhà đến trường có 1 chỗ lõm sâu giữa đường. Bạn H và K rủ nhau dùng lá cây phủ lên. Anh C chạy xe ngang qua không biết nên đã bị tai nạn và đi cấp cứu. Nhìn thấy vậy bạn H, K rất hối hận. Cảm giác của K và H thể hiện trạng thái nào của lương tâm?
- Thanh thản lương tâm.
- Tự tin vào bản thân.
- Cắn rứt lương tâm.
- Tự cao về bản thân.
Câu 22: Giữa học kì I mẹ A đã đến trường nộp học phí cho giáo viên chủ nhiệm. Hành vi mẹ bạn A nói đến phạm trù nào của đạo đức học?
- Hạnh phúc.
- Nghĩa vụ
- Lương tâm
- Nhân phẩm
Câu 23: Trong giờ kiểm tra môn Sinh, có một câu hỏi lí thuyết, bạn B có nhớ, nhưng không chắc chăn lắm. Bạn C đã làm được rồi, bạn ấy học giỏi lắm, B có thể chỉ cần liếc nhanh qua bên là có thể xem bài được. Thế nhưng, B không làm như vậy. Mặc dù không làm được nhưng bạn B cảm thấy thật thanh thản trong lòng! Hành vi của B là thuộc về phạm trù nào của Đạo đức học?
- Nghĩa vụ.
- Lương tâm.
- Danh dự.
- Hạnh phúc.
Câu 24: Bạn A sẵn sàng lên đường đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo Vệ Tổ quốc. Việc làm này của bạn A nói đến phạm trù nào của đạo đức học?
- Hạnh phúc.
- Lương tâm.
- Nhân phẩm.
- Nghĩa vụ.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | D | D | A | D | D | A | A | A | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | C | B | A | D | B | C | B | A | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | ||||||
Đáp án | C | B | B | D |
-----------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Với nội dung bài Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm về đạo đức, một số phạm trù cơ bản của đạo đức học của con người đối với xã hội... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải bài tập GDCD 10, Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.
Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc nhé.