GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng được VnDoc sưu tầm và đăng tải gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các nội câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 1

1/ Thế giới quan và phương pháp luận

a/ Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của Triết học

- Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó.

- Đối tượng nghiên cứu: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy.

- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

b/ Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

- Có nhiều thế giới quan khác nhau; vấn đề cơ bản của các hệ thống thế giới quan – cũng chính là vấn đề cơ bản của triết học là tìm hiểu mối liên quan giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại,…

- Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt:

+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

+ Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không?

- Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học thể hiện thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm:

+ Thế giới quan duy vật: Vật chất có trước, quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.

+ Thế giới quan duy tâm: Ý thức có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

=> Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội.

c/ Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

- Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.

- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể).

- Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy – là phương pháp luận triết học.

- Có hai phương pháp luận cơ bản đối lập nhau:

+ Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.

+ Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

2/ Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.

Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó có sau; thế giới vật chất luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, trong từng trường hợp cụ thể:

- Về thế giới quan: Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng.

- Về phương pháp luận: Phải xem xét chúng với quan điểm biện chứng duy vật.

B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 1

Câu 1: Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào?

  1. Duy vật
  2. Duy tâm
  3. Nhị nguyên luận
  4. Nhất nguyên luận

Câu 2: Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?

  1. Duy vật
  2. Duy tâm
  3. Nhị nguyên luận
  4. Nhất nguyên luận

Câu 3: Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì trong triết học Mác,…

  1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau
  2. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau
  3. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau
  4. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.

Câu 4: Con người là kết quả và là sản phẩm của

  1. Xã hội
  2. Giới tự nhiên
  3. Lịch sử
  4. Đấng sáng tạo

Câu 5: Thế giới khách quan bao gồm

  1. Giới tự nhiên
  2. Đời sống xã hội
  3. Tư duy con người
  4. Cả 3 phương án trên

Câu 6: Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, triết học có vai trò là

  1. Thế giới quan
  2. Thế giới quan và phương pháp luận
  3. Phương pháp luận
  4. Khoa học của mọi khoa học

Câu 7: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên bởi

  1. Con người sống theo bản năng
  2. Con người thích nghi thụ động với giới tự nhiên
  3. Con người tồn tại trong môi trường và cùng phát triển cùng với môi trường tự nhiên
  4. Con người được tạo bởi 1 sức mạnh thần bí

Câu 8: Trong đoạn thơ

"Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ

Kiên quyết không ngừng thế tiến công

Lạc nước hai xe đành bỏ phí

Gặp thời, một tốt cũng thành công"

Bác Hồ dạy chúng ta

  1. Cách chơi cờ
  2. Phải luôn suy nghĩ
  3. Tiến công liên tục khi chơi cờ
  4. Phương pháp nhận thức và vận dụng quy luật

Câu 9: Câu thơ sau đây của Bác Hồ nói về nội dung gì của Triết học:

"Sự vật vần xoay đà định sẵn

Hết mưa là nắng hửng lên thôi "

  1. Thuộc tính khách quan của giới tự nhiên
  2. Thuộc tính vận động của giới tự nhiên
  3. Thuộc tính cơ bản của giới tự nhiên
  4. Thuộc tính vật lý của giới tự nhiên

Câu 10: Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là

  1. Tính thực tại khách quan
  2. Vận động
  3. Tính quy luật
  4. Không thể nhận thức được

Câu 11: Triết học được hiểu là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và

  1. Vai trò của con người trong thế giới đó.
  2. Vị trí của con người trong thế giới đó.
  3. Cách nhìn của con người về thế giới đó.
  4. Nhận thức của con người về thế giới đó.

Câu 12: Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật

  1. Chung nhất, phổ biến nhất.
  2. Rộng nhất, bao quát nhất.
  3. Chuyên sâu nhất, bao quát nhất.
  4. Phổ biến nhất, bao quát nhất.

Câu 13: Vai trò của triết học cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người?

  1. Nghiên cứu đời sống xã hội của con người.
  2. Là tiền đề cho các môn khoa học.
  3. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất.
  4. Là thế giới quan, phương pháp luận chung.

Câu 14: Khái niệm nào sau đây chỉ toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động cho con người trong cuộc sống?

  1. Thế giới quan.
  2. Phương pháp luận.
  3. Phương pháp.
  4. Thế giới.

Câu 15: Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm mấy mặt?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 16: Căn cứ vào đâu để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?

  1. Khả năng nhận thức thế giới của con người.
  2. Nguồn gốc con người.
  3. Sự coi trọng vật chất hay ý thức.
  4. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Câu 17: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên là quan điểm của thế giới quan nào?

  1. Thế giới quan duy vật.
  2. Thế giới quan duy tâm.
  3. Thế giới quan tự nhiên.
  4. Thế giới quan xã hội.

Câu 18: Câu nói: “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” của nhà triết học nào dưới đây?

  1. Hê-xa clít,
  2. Đêmôcrít.
  3. T.Hốp-xơ.
  4. Khổng Tử

Câu 19: Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học?

  1. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.
  2. Sự phân chia, phân giải của các chất hóa học.
  3. Sự phân tách các chất hóa học.
  4. Sự hóa hợp các chất hóa học.

Câu 20: Câu nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” của nhà triết học nào sau đây?

  1. Đêmôcrít
  2. Hê-ra-clít
  3. T. Hốp-xơ
  4. G.Béc-cơ-li

Câu 21: Quan điểm nào dưới đây không phải là biểu hiện của thế giới quan duy tâm?

  1. Chữa bệnh bằng bùa phép
  2. Mời thầy cúng về đuổi ma
  3. Tin một cách mù quáng vào bói toán
  4. Chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ

Câu 22: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là:

  1. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
  2. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại.
  3. Những vấn đề cần thiết của xã hội.
  4. Những vấn đề khoa học xã hội

Câu 23: Nhà triết học Ta-lét cho rằng: “Nước là bản nguyên của mọi cái đang tổn tại” thể hiện thế giới quan nào dưới đây

  1. Duy tâm.
  2. Khoa học.
  3. Duy vật.
  4. Nhị nguyên.

Câu 24: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” thuộc phương pháp luận nào dưới đây?

  1. Siêu hình.
  2. Dạy học.
  3. Biện chứng.
  4. Nghiên cứu khoa học.

Câu 25: Câu tục ngữ nào dưới đây không hàm chứa yếu tô biện chứng?

  1. Tre già măng mọc
  2. Qua cầu rút ván.
  3. Rút dây động rừng.
  4. Nước chảy đá mòn.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

C

B

D

B

C

D

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

A

D

A

B

D

B

D

A

B

Câu

21

22

23

24

25

Đáp án

D

A

C

A

B

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ. Bài học cho ta thấy được vai trò thế giới quan phương pháp luận của Triết học, biết được khái niệm về Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình, thấy được rằng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau... Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc học tập tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn GDCD lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu được chúng tôi biên soạn và tổng hợp như: Giải bài tập GDCD 10, Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
11 43.086
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ánh văn
    ánh văn

    câu 10 phải là câu 10 b chứ sao câu 10 a được ạ


    Thích Phản hồi 25/10/21

    Môn khác lớp 10

    Xem thêm