Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

GDCD 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 8

1/ Tồn tại xã hội

- Các xã hội trong lịch sử loài người muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành lao động sản xuất làm ra của cải vật chất nuôi sống xã hội.

- Muốn lao động sản xuất cần có 2 yếu tố cơ bản:

+ Nguồn lực lao động

+ Tác động vào môi trường tự nhiên.

+ Các yếu tố để tồn tại xã hội: Môi trường tự nhiên, dân số, phương thức sản xuất.

- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Bao gồm:

+ Môi trường tự nhiên.

+ Dân số.

+ Phương thức sản xuất.

2/ Các yếu tố tồn tại xã hội

a/ Môi trường tự nhiên

- Bao gồm:

+ Điều kiện địa lý.

+ Của cải tự nhiên.

+ Nguồn năng lượng.

- Vai trò của môi trường tự nhiên: là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển xã hội.

+ Con người tác động vào giới tự nhiên theo 2 hướng: tích cực và tiêu cực.

+ Sự khai thác môi trường tự nhiên phụ thuộc vào ý thức của con người: Đúng qui luật tự nhiên hay trái với qui luật tự nhiên.

b/ Dân số

- Là số dân trong một hoàn cảnh địa lý nhất định.

- Dân số là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại xã hội.

- Tốc độ phát triển dân số nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của đất nước.

c/ Phương thức sản xuất

- Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử.

- Cấu trúc: Bao gồm 2 yếu tố

- Lực lượng sản xuất bao gồm 2 yếu tố:

- Người lao động là một yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất

+ Sức lao động

+ Tay nghề

+ Kỹ năng, trình độ…

- Tư liệu sản xuất gồm 2 yếu tố:

- Tư liệu lao động gồm:

+ Công cụ lao động: cày, cuốc, máy móc…

+ Hệ thống bình chứa của sản xuất: ống, thùng, hộp…

+ Kết cấu hạ tầng của sản xuất: đường xá, bến cảng, sân bay…

- Trải qua tác động của lao động: sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy…

- Đối tượng lao động gồm: Có sẵn trong tự nhiên: đất trồng, quặng kim loại, than…

→ Đây chính là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người sử dụng tư liệu sản xuất ấy để sản xuất của cải vật chất

- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, bao gồm các quan hệ sở hữu, quản lí và phân phối.

3/ Ý thức xã hội

- Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội bao gồm toàn bộ quan điểm, quan niệm của cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lý đến các quan điểm và học thuyết chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học.

- Hai cấp độ của ý thức xã hội

+ Tâm lý xã hội

+ Hệ tư tưởng

Các cấp độ

Nguồn gốc

Bản chất

Đặc điểm hình thành

Ví dụ

Tâm lý xã hội

Từ tồn tại xã hội.

Toàn bộ tâm trạng, thói quen, tình cảm của con người.

Hình thành 1 cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sinh sống hàng ngày.

Tâm lý người Việt Nam luôn có tình cảm yêu thương con người nhân ái, vị tha.

Hệ tư tưởng

Từ tồn tại xã hội.

Toàn bộ quan điểm đạo đức, chính trị, pháp luật... được hệ thống hóa thành lý luận.

Hình thành 1 cách tự giác do các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định xây dựng nên.

Tư tưởng của các nhà cách mạng Việt Nam luôn trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam

- Theo em hai cấp độ: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng thì cấp độ nào phản ánh sâu sắc hơn?

+ Hệ tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội một cách sâu sắc hơn, nó có khả năng vạch ra bản chất của các mối quan hệ xã hội, quy luật vận động của xã hội.

+ Trong xã hội tồn tại hệ tư tưởng khoa học và phản ánh khoa học là hệ tư tưởng đáng tin cậy nhất, là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân.

B/ Bài tập minh họa môn GDCD 10 bài 8

Câu hỏi 1: Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quyết định. Vì sao?

Người lao động giữ vai trò quyết định. Bởi vì con người sáng tạo ra công cụ lao động và sử dụng nó trong quá trình sản xuất, không có con người lao động thì mọi yếu tố của tư liệu sản xuất sẽ không phát huy được hết tác dụng.

Câu hỏi 2: Trong các yếu tố tư liệu sản xuất, yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Tư liệu lao động quan trọng nhất. Bởi vì công cụ lao động tạo ra tạo ra năng suất lao động, tiêu biểu cho trình độ sản xuất của mỗi thời đại.

Câu hỏi 3: Theo em, trong các yếu tố của quan hệ sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quyết định đối với các quan hệ khác? Vì sao?

Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đối với các quan hệ khác. Vì: nó phản ánh bản chất của các kiểu quan hệ sản xuất trong lịch sử.

Ví dụ: Tương ứng với 1 hình thức sở hữu có 1 kiểu quan hệ trong quản lí sản xuất, phân phối sản phẩm. Khi quan hệ sở hữu thay đổi thì kiểu quản lí sản xuất, phân phối sản phẩm cũng thay đổi.

C/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 8

Câu 1: C. Mác viết: 'Cái cối xay quay bằng tay đưa lại cho xã hội phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại cho xã hội có nhà tư bản công nghiệp". Luận điểm này nhấn mạnh vai trò chủ yếu của yếu tố

  1. Quan hệ sản xuất
  2. Tư liệu sản xuất
  3. Công cụ lao động
  4. Đối tượng lao động

Câu 2: Môi trường tự nhiên bao gồm

  1. Điều kiện địa lý
  2. Của cải tự nhiên
  3. Nguồn năng lượng
  4. Tất cả đều đúng

Câu 3: Tồn tại xã hội bao gồm

  1. Môi trường tự nhiên
  2. Dân số
  3. Phương thức sản xuất
  4. Tất cả đều đúng

Câu 4: Đối tượng lao động là

  1. Đất trồng
  2. Con trâu
  3. Người nông dân
  4. Cái cày

Câu 5: Người lao động là một yếu tố quan trọng của

  1. Tư liệu sản xuất
  2. Đối tượng lao động
  3. Lực lượng sản xuất
  4. Tư liệu lao động

Câu 6: Phương thức sản xuất được tạo thành từ các yếu tố nào?

  1. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
  2. Người lao động và tư liệu sản xuất.
  3. Tư liệu lao động và đối tượng lao động.
  4. Người lao động và đối tượng lao động.

Câu 7: Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?

  1. Công cụ lao động.
  2. Người lao động.
  3. Đối tượng lao động.
  4. Tư liệu lao động.

Câu 8: Trong các yếu tố của tư liệu sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?

  1. Công cụ lao động.
  2. Người lao động.
  3. Đối tượng lao động.
  4. Tư liệu lao động.

Câu 9: Trong các yếu tố của quan hệ sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?

  1. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
  2. Quan hệ trong tổ chức và quản lí sản xuất.
  3. Quan hệ trong phân phối sản phẩm.
  4. Cả A,B,C.

Câu 10: Hiện tượng trọng nam khinh nữ nói đến yếu tố nào của ý thức xã hội?

  1. Tâm lí xã hội.
  2. Tâm lí giai cấp.
  3. Hệ tư tưởng.
  4. Hệ giai cấp.

Câu 11: Cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử được gọi là?

  1. Lực lượng sản xuất.
  2. Phương thức sản xuất.
  3. Tư liệu sản xuất.
  4. Công cụ lao động.

Câu 12: Trong các yếu tố của tồn tại xã hội, yếu tố nào giữ vai trò quyết định?

  1. Sinh hoạt vật chất.
  2. Những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
  3. Môi trường tự nhiên.
  4. Phương thức sản xuất.

Câu 13: Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ nào?

  1. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
  2. Mối quan hệ giữa con người với con người.
  3. Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
  4. Mối quan hệ giữa người làm thuê và người chủ.

Câu 14: Quan hệ sản xuất biểu hiện mối quan hệ nào?

  1. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
  2. Mối quan hệ giữa con người với con người.
  3. Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
  4. Mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh.

Câu 15: Trong các yếu tố của ý thức xã hội, yếu tố nào phản ánh tồn tại xã hội một cách toàn diện, khoa học, vạch ra bản chất của các mối quan hệ xã hội?

  1. Tâm lí xã hội.
  2. Ý thức.
  3. Ý thức xã hội.
  4. Hệ tư tưởng.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

D

D

A

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

A

A

A

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

C

D

A

B

D

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Tồn tại xã hội và ý thức xã hội các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm của tồn tại xã hội, các yếu tố tồn tại xã hội, ý thức xã hội, vai trò và đặc điểm của tồn tại xã hội... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết nhé.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn GDCD lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Giải bài tập GDCD 10, Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 10

    Xem thêm