Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 4
Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 học kì 1
VnDoc xin gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 4 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm về môn Công nghệ lớp 10 trong học kì I nhằm hỗ trợ học sinh củng cố lý thuyết, làm quen các dạng bài tập Công nghệ 10 khác nhau. Sau đây là tài liệu mời các bạn tải về tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Bài tập trắc nghiệm môn Công nghệ kì 1
Câu 1: Quan sát hình, cho biết lớp ion có vai trò quan trọng đặc biệt đối với tên gọi của keo đất
là:
A. Lớp ion quyết định điện
B. Lớp ion khuếch tán
C. Lớp ion bất động
D. Lớp ion bù
Câu 2: Keo dương là keo?
A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.
B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.
C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.
D. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.
Câu 3: Keo âm là keo?
A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.
B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.
C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.
D. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.
Câu 4: Trong đất keo âm có vai trò quan trọng vì:
A. Làm tăng khả năng hấp thụ của đất, hạn chế sự rửa trôi
B. Hạn chế sự rửa trôi.
C. Làm tăng khả năng hấp phụ của đất.
D. Tạo ra sự trao đổi các chất trong dung dịch đất.
Câu 5: Trong cấu tạo keo đất ta chú ý đến lớp ion .................... vì lớp ion này có khả năng trao
đổi được với các ion ngoài dung dịch đất.
A. Lớp ion khuếch tán.
B. Lớp ion quyết định điện.
C. Lớp ion bất động.
D. Lớp ion bù.
Câu 6: Lớp ion bất động là:
A. Lớp ion nằm ngòai cùng.
B. Lớp ion nằm kề lớp ion quyết định điện và mang điện tích trái dấu với nó.
C. Lớp ion âm hoặc dương
D. Lớp ion nằm kề nhân keo.
Câu 7: Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:
A. Lớp ion quyết định điện.
B. Lớp ion bất động.
C. Lớp ion khuếch tán.
D. Nhân keo đất.
Câu 8: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà?
A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.
B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.
C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.
D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.
Câu 9: Sự có mặt của keo đất giúp cho:
A. Sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
B. Đất không bị chua.
C. Quá trình trao đổi ion.
D. Khả năng họat động của vi sinh vật tăng lên.
Câu 10: Khả năng hấp phụ của đất giúp?
A. Cây dễ hút chất dinh dưỡng.
B. Cây đứng vững trong đất.
C. Đất giữ được chất dinh dưỡng.
D. Đất tơi xốp, thoáng khí.
Câu 11: Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Thành phần cơ giới
B. Số lương keo đất.
C. Số lượng hạt sét
D. Phản ứng dung dịch đất
Câu 12: Keo đất có khả năng hấp phụ vì:
A. Có các lớp ion bao quanh nhân
B. Tạo ra năng lượng bề mặt keo đất
C. Có khả năng hút bám
D. Có các lớp ion bao quanh nhân tạo ra năng lượng bề mặt keo đất
Câu 13: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu:
A. Keo đất
B. Keo đất và dung dịch đất.
C. Dung dịch đất.
D. Tất cả các loại hạt có trong đất.
Câu 14: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?
A. Nồng độ H+ và OH-
B. Nồng độ bazơ.
C. Nồng độ Na+
D. Nồng độ axit.
Câu 15: Chọn câu đúng:
A. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng kiềm.
B. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng trung tính.
C. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng chua.
D. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng chua.
Câu 16: Độ chua tiềm tàng của đất được tạo nên bởi?
A. H+ trong dung dịch đất.
B. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất.
C. Al3+ trong dung dịch đất.
D. H+ và Al3+ trong keo đất.
Câu 17: Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất?
A. H+ trong dung dịch đất.
B. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất.
C. Al3+ trong dung dịch đất.
D. H+ và Al3+ trong keo đất.
Câu 18: Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH, nếu:
A. pH < 7, đất trung tính.
B. pH > 7, đất chua.
C. pH < 7, đất kiềm.
D. pH < 7, đất chua
Câu 19: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?
A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.
B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.
C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.
D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch
Câu 20: Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng?
A. Chứa gốc axit, tăng dinh dưỡng cho đất.
B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
C. Chứa gốc axit, làm tăng hoạt động của VSV.
D. Chứa nhiều xác xenlulozo, làm cho đất hóa chua.
Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 4. Nội dung gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức môn Công nghệ lớp 10 như các nội dung về phân biệt phản ứng chua của đất, các yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất, nguyên nhân tạo ra độ chua của đất, các chất dinh dưỡng của đất, khái niệm về keo dương và keo âm, vai trò của keo dương keo âm, những yếu tố để tăng khả năng hấp thụ của đất, khái niệm về ion bất động, khả năng trao đổi ion trong đất, vai trò của phân bón... từ đó vận dụng giải tốt bài tập mà thầy cô giao cho. Chúc các bạn học tốt thật tốt môn Công nghệ lớp 10 nhé.
.......................................................................
Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 4. Để giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo một số tài liệu như các đề thi học học kì 1 lớp 10, đề thi học học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt
Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.