Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 5

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 học kì 1

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 5 kèm theo đáp án chi tiết do VnDoc biên soạn và đăng tải, hỗ trợ học sinh củng cố lý thuyết, làm quen các dạng bài tập Công nghệ 10 khác nhau.

Bài tập trắc nghiệm môn Công nghệ kì 1

Câu 1: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa

A. các muối tan NaCl, Na2SO4

B. các ion H+ và Al3+

C. H2SO4.

D. các ion mang tính kiềm: Na+, K+, Ca2+

Câu 2: Độ pH của đất dao động từ

A. 3 – 9

B. 5 – 10

C. 5 – 9

D. 3 – 5

Câu 3: Thế nào là độ phì nhiêu của đất?

A. Là đất có nhiều muối tan và xác thực vật, động vật.

B. Là đất có nhiều dinh dưỡng

C. Là đất có dinh dưỡng.

D. Là khả năng cung cấp đồng thời, không ngừng nước và dinh dưỡng cho cây.

Câu 4: Đặc điểm kết cấu nào của đất có liên quan đến độ phì nhiêu của đất?

A. Đất cát.

B. Đất có kết cấu viên.

C. Đất mùn.

D. Đất có nhiều VSV sống.

Câu 5: Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm nào?

A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và VSV cho cây đạt n.suất cao

B. Đảm bảo cho cây đạt n.suất cao.

C. Cung cấp nước.

D. không chứa chất độc hại.

Câu 6: Độ phì nhiêu của đất cần đảm bảo những yêu cầu nào?

A. Cung cấp nước.

B. không chứa chất độc hại.

C. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

D. Cung cấp đồng thời và không ngừng nước, dinh dưỡng cho cây đạt năng suất cao.

Câu 7: Độ phì nhiêu tự nhiên của đất được hình thành do?

A. Thảm thực vật tự nhiên.

B. Được cày xới thường xuyên.

C. Được bón đầy đủ phân hóa học.

D. Được tưới tiêu hợp lí.

Câu 8: Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do:

A. Con người bón phân.

B. Con người chăm sóc.

C. Kết quả hoạt động sx của con người.

D. Con người cày sâu.

Câu 9: Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng?

A. Chứa gốc axit, tăng dinh dưỡng cho đất.

B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

C. Chứa gốc axit, làm tăng hoạt động của VSV.

D. Chứa nhiều xác xenlulozo, làm cho đất hóa chua.

Câu 10: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là:

A. Do đất chứa nhiều cation natri.

B. Do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm.

C. Do ảnh hưởng của nước ngầm.

D. Do nước biển tràn vào.

Câu 11: Đất mặn phân bố nhiều ở?

A. Đồng bằng.

B. Ven biển.

C. Vùng phù sa mới.

D. Đồng bằng ven biển.

Câu 12: Đất mặn có đặc điểm:

A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.

B. Phản ứng chua.

C. Phản ứng kiềm.

D. Phản ứng vừa chua vừa mặn.

Câu 13: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét:

A. 45% - 50%.

B. 40% - 50%.

C. 50% - 60%.

D. 30% - 40%.

Câu 14: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần:

A. Trồng cây chịu mặn.

B. Bón nhiều phân đạm, kali.

C. Bón bổ sung chất hữu cơ.

D. Tháo nước để rửa mặn.

Câu 15: Biện pháp cải tạo không phù hợp với đất mặn:

A. Lên liếp (làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn.

B. Tháo nước rửa mặn.

C. Bón vôi.

D. Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí.

Câu 16: Đất mặn áp suất thẩm thấu dung dịch cao vì chứa nhiều:

A. Chất hữu cơ.

B. Bazơ.

C. H2SO4.

D. NaCl, Na2SO4.

Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu liên quan trong chương trình học lớp 10

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn khác lớp 10

    Xem thêm