Dàn ý nghị luận xã hội về mái ấm gia đình
Những bài văn mẫu hay lớp 9
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận xã hội về mái ấm gia đình gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Dàn ý nghị luận xã hội về mái ấm gia đình
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu về mái ấm gia đình, tình thương gia đình. Suy nghĩ của em về vấn đề này (gia đình đóng vai trò quan trọng, cần thiết,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích khái niệm:
-Mái ấm gia đình là gì? Là nơi các thành viên trong gia đình sinh hoạt và gắn bó mật thiết với nhau bằng mối dây liên hệ ruột thịt và thân cận nhất.
-Tình thương gia đình là tình cảm như thế nào? Là tình cảm thân thiết và bao dung nhất, không có sự toan tính hay vụ lợi.
Tầm quan trọng của mái ấm và tình thương gia đình:
-Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên trong gia đình.
-Là nơi con cái tìm kiếm sự an ủi, chở che từ ông bà, cha mẹ.
-Mang đến sự ấm áp và niềm vui đồng thời xoa dịu những nỗi đau cho con người.
-Là cái nôi giáo dục nên nhân phẩm và tính cách của con trẻ.
-Là yếu tố tác động đến tâm lý và lối sống của các thành viên trong gia đình.
-Gia đình hạnh phúc và giàu tình thương khiến những đứa trẻ trong gia đình trưởng thành khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tâm lý.
-Gia đình có nhiều tranh chấp, bất hòa khiến trẻ dễ bị tổn thương và mặc cảm.
-Con trẻ sống xa mái ấm và tình thương gia đình sẽ dễ gục ngã trước khó khăn, cám dỗ từ xã hội....
Lời khuyên:
-Xây dựng không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc và no đủ.
-Mỗi gia đình biết cách giáo dục, quan tâm và chăm sóc con trẻ.
-Không nên tách rời bản thân khỏi tình yêu thương và sự quan tâm từ phía gia đình....
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại vai trò của mái ấm gia đình và tình thương gia đình. Lời nhắn nhủ, đúc kết kinh nghiệm.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận xã hội về mái ấm gia đình. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.
Bài tiếp theo: Dàn ý nghị luận về tính tự lập của học sinh