Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý thuyết minh về Truyện Kiều

Những bài văn mẫu hay lớp 9

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý thuyết minh về Truyện Kiều gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý thuyết minh về Truyện Kiều

I, MỞ BÀI

- Giới thiệu, dẫn dắt đến Truyện Kiều, lưu ý cần làm bật được vấn đề đề bài yêu cầu là thuyết minh về tác phẩm.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc của Truyện Kiều

- Tác phẩm có tên là Đoạn trường tân thanh nhưng dân gian ta quen gọi thân thuộc là Truyện Kiều.

- Tác phẩm được viết vào khoảng thời gian sau khi Nguyễn Du đi sứ ở Trung Quốc trở về (1814 – 1820). Lấy cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc nhưng Nguyễn Du đã thay đổi một số chi tiết và cả những điều mới mẻ về một nàng Kiều Việt Nam.

* Nội dung của tác phẩm

- Truyện Kiều, đúng như tên gọi của nó, đây là câu chuyện kể về cuộc đời nàng Thúy Kiều – một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái cả của gia đình nhà họ Vương. Câu chuyện được chia ra làm 3 phần:

+ Phần một – Gặp gỡ và đính ước: Phần này giới thiệu về vẻ đẹp và tài năng của ba người con họ Vương. Trong ngày lễ tiết Thanh minh, 3 người đã cùng hòa vào dòng người đi hội. Và nơi đây, trên đường về qua mộ Đạm Tiên – một người con gái hồng nhan bạc mệnh, Kiều đã khóc thương cho nàng. Và Kiều đã gặp Kim Trọng – một thư sinh nho nhã tài hoa. Vì nhớ thương Kiều nên Kim Trọng đã chuyển tới ở cạnh nhà nàng. Hai người đã gặp nhau dưới đêm trăng và thề nguyền hẹn ước.

+ Phần hai – Gia biến và lưu lạc:

Lúc này, gia đình họ Vương vướng vào họa không may, cha và em trai bị nhốt trong ngục tù. Trong hoàn cảnh ấy, là chị cả, Kiều đã lựa chọn bán mình chuộc cha. Nàng vẫn không quên lời hẹn ước với chàng Kim, Kiều đã trao duyên cho em gái là Thúy Vân, nhờ nàng thay mình thực hiện lời hẹn ước.

Sau đó, nàng gả cho Mã Giám Sinh – một kẻ chuyên mua các cô gái về lầu xanh của Tú Bà. Hắn che giấu bằng chuyện lấy Kiều làm vợ rồi đưa nàng vào lầu xanh. Kiều không chịu, định rút dao quyên sinh nhưng không thành. Nhưng rồi nàng cũng bị mắc mưu của Tú Bà và Sở Khanh để rồi chấp nhận dấn thân vào thanh lâu.

Sau một thời gian, Kiều đã gặp Thúc sinh, hai người vui vẻ bên nhau, y chuộc thân cho nàng. Nhưng rồi Hoạn Thư – vợ của Thúc sinh biết chuyện, Hoạn Thư đem Thúy Kiều bắt về làm thị tì, trừng phạt nàng về thể xác. Rồi Kiều ra đi một cách tự nguyện, nàng gặp sư Giác Duyên, sau đó đến ở nhờ nhà Bạc bà nhưng nào ngờ chính vì điều này, nàng một lần nữa trở lại chốn bùn nhơ.

Kiều lại gặp Từ Hải, một anh hùng, nàng lại được chuộc ra, hai người giống như là tri kỉ. Sau khi Từ Hải chinh chiến nửa năm trở về, Kiều đã kể lại chuyện xưa cho chàng nghe, và rồi những kẻ đã từng hại nàng đều bị trừng phạt, chỉ trừ Hoạn Thư, những người giúp nàng đều được thưởng. Hồ Tôn Hiến – quan tổng đốc của triều đình đã lừa Thúy Kiều khiến Từ Hải “chết đứng giữa hàng”. Gã đã đem nàng về rồi hôm sau gả cho một viên thổ quan.

Nhớ đến lời xưa của Đạm Tiên, Kiều đã nhảy xuống sông tự vẫn. Còn Kim Trọng khi trở lại, biết chuyện đã cùng Thúy Vân nên duyên và không ngừng tìm kiếm Kiều. Sau đó chàng gặp được sư Giác Duyên, biết được Kiều đang ở chỗ bà nên mọi người đã gặp lại nhau.

+ Phần ba - Đoàn tụ: Lúc này trở về, Thúy Vân đã lên tiếng để chị nối lại tình xưa với Kim Trọng nhưng Kiều đã từ chối, nàng và chàng trở thành tri kỷ qua câu thơ tiếng đàn mà thôi.

* Giá trị tác phẩm

- Giá trị nội dung:

+ Giá trị hiện thực:

Tác phẩm đã phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và những thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Đó là viên quan nhận tiền xử phạt sai cho Vương ông, quan tổng đốc Hồ Tôn Hiến bỉ ổi trâng tráo. Đó là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà… vì đồng tiền mà không để ý đến mạng sống người khác, vì đồng tiền mà bày mưu tính kế lừa gạt.

Không chỉ vậy còn phơi bày ra hiện thực số phận khổ đau của những con người bị chúng chà đạp, áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là Vương ông bị bọn quan xử sai, đó là Thúy Kiều, Đạm Tiên, người bị lưu lạc 15 năm, người đoản mệnh mà chết sớm.

+ Giá trị nhân đạo:

Tác giả đã bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc cho những khổ đau của con người, đặc biệt là Thúy Kiều – người con gái tài năng mà bị lâm vào cảnh khốn cùng.

Tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp con người.

Trân trọng vẻ đẹp, đề cao ước mơ của con người.

- Giá trị nghệ thuật:

Nhân vật: Được xây dựng thông qua ngoại hình, tình cảm, tâm trạng, đa dạng hơn nhiều so với nhân vật trong bản Kim Vân Kiều truyện cũng như nhiều tác phẩm văn học khác đương thời.

Ngôn ngữ: Có sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ quần chúng và ngôn ngữ bác học.

Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ.

Đặc biệt, toàn bộ Truyện Kiều được viết bằng thể thơ lục bát – thể thơ dân tộc.

* Vai trò, vị trí của Truyện Kiều

- Trong đời sống người dân:

Rất nhiều những hình thức như bói Kiều, lẩy Kiều, ngâm Kiều, vịnh Kiều… đã ra đời và được người dân yêu thích.

Một số nhân vật trong truyện trở thành kiểu nhân vật điển hình trong cuộc sống cũng như văn chương như Sở Khanh, Tú bà, Hoạn Thư...

Truyện Kiều còn là đề tài cho nhiều loại hình nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc, hội họa…

- Trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du: Tác phẩm đã khẳng định tài năng và vị trí của ông – đại thi hào dân tộc.

III, KẾT BÀI

- Khẳng định lại vai trò và giá trị của Truyện Kiều.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Dàn ý thuyết minh về Truyện Kiều. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Dàn ý thuyết minh về biển Nha Trang

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm