Đáp án tập huấn môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều
Tập huấn môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh Diều
Đáp án tập huấn môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều chi tiết cho từng câu hỏi để các thầy cô hoàn thành tập huấn Chương trình bồi dưỡng giáo viên. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các thầy cô cùng theo dõi.
>> Chuyên mục sách mới: KHTN lớp 6 Cánh Diều
Tập huấn môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều bao gồm 30 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có đáp án tương ứng cho các thầy cô tham khảo. Sau đây là nội dung chi tiết.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Khoa học tự nhiên lớp 6
Câu 1: Trong số các phương án sau, phương án nào không thuộc thành phần của “Năng lực khoa học tự nhiên”?
A. Nhận thức khoa học tự nhiên.
B. Tìm hiểu tự nhiên.
C. Rèn luyện kĩ năng thực hành khoa học tự nhiên.
D. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Chọn C
Câu 2: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển những phẩm chất chủ yếu ở học sinh đã được ghi trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là:
A. yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
B. yêu nước, chăm học, trung thực, trách nhiệm, khách quan.
C. yêu nước, nhân ái, đoàn kết, trung thực, trách nhiệm.
D. yêu nước, yêu lao động, đoàn kết, trung thực, trách nhiệm.
Chọn A
Câu 3: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển những năng lực chung ở học sinh đã được ghi trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là:
A. năng lực tự chủ và tự học; năng lực hợp tác và làm việc nhóm; năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn.
B. năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
C. năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực sáng tạo.
D. năng lực tự chủ; năng lực hợp tác; năng lực phản biện.
Chọn B
Câu 4: Cấu trúc sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh Diều gồm có:
(1) 35 bài học
(2) 15 chủ đề
(3) 2 bài thực hành
(4) 5 phần
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 – 2 – 3
B. 2 – 3 – 4
C. 1 – 2 – 4
D. 1 – 3 – 4
Chọn D
Câu 5: Cấu trúc các phần trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh Diều gồm có:
A. Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo; Chất và sự biến đổi của chất; Sinh vật; Năng lượng và sự biến đổi; Trái Đất và bầu trời.
B. Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo; Chất và sự biến đổi của chất; Vật sống; Năng lượng và sự biến đổi; Trái Đất và bầu trời.
C. Giới thiệu về khoa học tự nhiên; Chất và sự biến đổi của chất; Sinh vật; Năng lượng và sự biến đổi; Khoa học về Trái Đất và vũ trụ.
D. Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo; Chất và sự biến đổi của chất; Sinh vật; Năng lượng điện và lực; Trái Đất và bầu trời.
Chọn B
Câu 6: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh Diều có những điểm mới nào sau đây?
(1) Sách được biên soạn trên quan điểm: tinh giản, khoa học, hiện đại, thiết thực và khơi nguồn sáng tạo.
(2) Sách được biên soạn riêng từng nội dung Vật lí, Hoá học, Sinh học.
(3) Sách biên soạn theo hướng tích hợp, phù hợp với khả năng dạy học của giáo viên.
(4) Sách được biên soạn theo hướng “mở”.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 – 2 – 3
B. 2 – 3 – 4
C. 1 – 3 – 4
D. 1 – 2 – 4
Chọn C
Câu 7: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo hướng “mở”, cụ thể là:
(1) không quy định thời lượng cụ thể cho mỗi chủ đề / bài học.
(2) giáo viên có thể tuỳ chọn nội dung dạy học.
(3) tùy theo chủ đề có thể có bài thực hành bố trí riêng hoặc thí nghiệm được trình bày trong mỗi chủ đề/ bài học.
(4) trong mỗi bài học, các bước luyện tập và vận dụng được bố trí một cách linh hoạt.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 – 2 – 3
B. 1 – 3 – 4
C. 2 – 3 – 4
D. 1 – 2 – 4
Chọn B
Câu 8: Dạy học tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên 6 thông qua những hình thức nào sau đây?
(1) Tích hợp thông qua thể hiện các “nguyên lí và quy luật chung của tự nhiên”.
(2) Tích hợp thông qua dạy học theo chủ đề và giáo dục STEM.
(3) Tích hợp trong bước vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học.
(4) Tích hợp trong dạy học thực hành, thí nghiệm.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 – 2 – 3
B. 1 – 3 – 4
C. 2 – 3 – 4
D. 1 – 2 – 4
Chọn A
Câu 9: Những nguyên lí chung nhất của thế giới tự nhiên là:
A. sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác.
B. trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng và vận động, sinh trưởng, phát triển.
C. chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời.
D. các sự vật, hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.
Chọn A
Câu 10: Bài học trong sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh Diều được thiết kế theo các bước:
A. Khởi động; Học kiến thức mới; Luyện tập; Vận dụng.
B. Mở đầu; Hình thành kiến thức, kĩ năng; Luyện tập; Vận dụng.
C. Khởi động; Hình thành kiến thức; Vận dụng; Luyện tập.
D. Mở đầu; Học kiến thức mới; Làm bài tập; Vận dụng.
Chọn B
Câu 11: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 nhấn mạnh một trong những định hướng dạy học góp phần phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cho học sinh là:
A. phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
B. yêu cầu học sinh tự học là chính.
C. tập trung đánh giá khả năng thực hành, giải quyết vấn đề của học sinh.
D. tăng cường dạy học theo nhóm.
Chọn A
Câu 12: Môn Khoa học tự nhiên cùng với những môn học nào sau đây để góp phần phát triển giáo dục STEM?
A. Công nghệ, Toán, Ngữ văn
B. Toán, Công nghệ, Tin học
C. Vật lí, Toán, Ngoại ngữ
D. Toán, Tin học, Lịch sử và Địa lí.
Chọn B
Câu 13: Mục tiêu của đánh giá kết quả giáo dục là
(1) cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) về phẩm chất và năng lực của học sinh.
(2) đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
(3) để hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh và điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí,…
(4) phân loại học sinh.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 – 2 – 3
B. 1 – 3 – 4
C. 2 – 3 – 4
D. 1 – 2 – 4
Chọn A
Câu 14: Theo quan điểm đánh giá năng lực, đánh giá kết quả học tập cần tập trung vào hoạt động đánh giá nào sau đây?
A. Ghi nhớ được kiến thức.
B. Tái hiện chính xác kiến thức.
C. Hiểu đúng kiến thức.
D. Vận dụng sáng tạo kiến thức
Chọn D
Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng về hình thức đánh giá thường xuyên?
A. Diễn ra trong quá trình dạy học.
B. Để so sánh các học sinh với nhau.
C. Nhằm điều chỉnh, cải thiện hoạt động dạy học.
D. Động viên, khuyến khích hoạt động học tập của học sinh.
Chọn B
Câu 16: Công cụ nào sau đây phù hợp để đánh giá kết quả học tập theo hình thức kiểm tra viết trong môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở?
A. Thang đo, bảng kiểm.
B. Sổ ghi chép sự kiện, hồ sơ học tập.
C. Phiếu đánh giá theo tiêu chí, hồ sơ học tập.
D. Câu hỏi, bài tập.
Chọn D
Câu 17: Cách đánh giá nào sau đây phù hợp với quan điểm đánh giá là học tập?
A. Học sinh tự đánh giá.
B. Giáo viên đánh giá.
C. Tổ chức giáo dục đánh giá.
D. Cộng đồng xã hội đánh giá.
Chọn A
Câu 18: Trong các phương án dưới đây, phương án nào là định hướng lựa chọn phương pháp dạy học nhằm góp phần phát năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh?
A. Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề do giáo viên đề ra.
B. Tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kết luận và đánh giá vấn đề,…
C. Tổ chức cho học sinh lập kế hoạch giải quyết vấn đề do giáo viên đề ra.
D. Tổ chức cho học sinh thực hiện kế hoạch do giáo viên đề ra.
Chọn B
Câu 19: Phương pháp dạy học nào dưới đây phù hợp để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh?
A. Phương pháp dạy học theo dự án (Base project).
B. Phương pháp sử dụng bài tập (Using exercise).
C. Phương pháp đàm thoại (Discussion method).
D. Phương pháp thuyết trình (Lecture method).
Chọn A
Câu 20: Cách viết nào dưới đây là đúng khi viết mục tiêu của bài học?
A. Mục tiêu cần thể hiện được yêu cầu về kiến thức của học sinh.
B. Mục tiêu cần thể hiện được yêu cầu về kĩ năng của học sinh.
C. Mục tiêu cần thể hiện yêu cầu cần đạt nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
D. Mục tiêu cần thể hiện được yêu cầu về thái độ của học sinh.
Chọn C
Câu 21: Dựa vào căn cứ nào dưới đây để xác định mục tiêu bài học?
A. Yêu cầu cần đạt và bảng “Các biểu hiện cụ thể của năng lực khoa học tự nhiên”.
B. Nội dung của bài học trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6.
C. Yêu cầu kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục của học sinh.
D. Nội dung được trình bày trong sách hướng dẫn giáo viên.
Chọn A
Câu 22: Để phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, giáo viên cần
A. vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát triển thành phần năng lực này.
B. tạo cho học sinh cơ hội tự học, tự trải nghiệm, diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng.
C. tạo điều kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu.
D. tạo cơ hội cho học sinh đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn.
Chọn B
Câu 23: Để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên, giáo viên cần
A. tạo cho học sinh cơ hội tự học, tự trải nghiệm, diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng.
B. tạo cơ hội cho học sinh đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn.
C. tạo điều kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu.
D. vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát triển thành phần năng lực này.
Chọn C
Câu 24: Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, giáo viên cần
A. tạo cho học sinh cơ hội tự học, tự trải nghiệm, diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng.
B. vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát triển thành phần năng lực này.
C. tạo điều kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu.
D. tạo cơ hội cho học sinh đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn.
Chọn D
Câu 25: Nguyên tắc thiết kế nội dung cho các chủ đề, bài học môn Khoa học tự nhiên 6 là
(1) đề cao tính thực tiễn.
(2) tăng cường kĩ năng tính toán.
(3) phát triển tư duy khoa học.
(4) khơi gợi sự yêu thích khoa học ở học sinh.
Tổ hợp câu trả lời đúng là
A. 1 – 2 – 3
B. 1 – 3 – 4
C. 2 – 3 – 4
D. 1 – 2 – 4
Chọn B
Câu 26: Nội dung các chủ đề, bài học môn Khoa học tự nhiên 6 là
A. cung cấp nhiều kiến thức khoa học.
B. thiết kế theo từng tiết một.
C. thiết kế tích hợp các kiến thức.
D. tăng cường bài tập, bài thực hành.
Chọn C
Câu 27: Bài tập thực nghiệm được sử dụng phù hợp nhất để đánh giá những năng lực nào sau đây?
Nhận thức khoa học tự nhiên.
Tìm hiểu tự nhiên.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Giao tiếp.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. 1 - 4
B. 1 - 3
C. 1 - 2 - 3
D. 1- 2 - 4
Chọn C
Câu 28: Công cụ nào sau đây phù hợp nhất cho việc sử dụng để đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên?
A. Bảng hỏi ngắn
B. Bảng kiểm
C. Hồ sơ học tập
D. Thẻ kiểm tra
Chọn B
Câu 29: Giáo viên muốn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh, nên sử dụng những công cụ đánh giá nào sau đây?
A. Bảng hỏi ngắn và bảng kiểm.
B. Bài tập thực tiễn và bảng kiểm
C. Câu hỏi và hồ sơ học tập
D. Thẻ kiểm tra và bài tập thực nghiệm.
Chọn B
Câu 30: Trong dạy học môn Khoa học tự nhiên, để đánh giá phẩm chất chăm chỉ, giáo viên nên sử dụng các cặp công cụ nào sau đây?
A. Bài tập thực nghiệm và checklist.
B. Bài tập thực tiễn và rubrics.
C. Bảng hỏi ngắn và thang đo.
D. Hồ sơ học tập và câu hỏi.
Chọn B
Chuyên mục sách KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo và KHTN lớp 6 Kết nối tri thức cung cấp đầy đủ lời giải SGK cũng như SBT để các thầy cô tham khảo, nghiên cứu soạn bài. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án chi tiết của chương trình sách mới.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.
Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn