Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập thi cuối học kì 1 môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi học kì 1 lớp 11 nhé.

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Liên minh châu Âu (EU)

· Bài 10: Liên minh châu Âu

· Bài 11: Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa liên bang Đức

2. Khu vực Đông Nam Á

· Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

· Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

· Bài 14: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á

3. Khu vực Tây Nam Á

· Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á

· Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á

II. KỸ NĂNG

1. Đọc và phân tích được các bảng số liệu.

2. Biết vẽ và nhận xét được một số dạng biểu đồ .

III. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 1

Câu 1. Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi Liên minh châu Âu?

A. Pháp.

B. Đức.

C. Anh.

D. Bỉ.

Gợi ý trả lời Chọn C

Vào năm 2016 nước Anh đã trưng cầu dân ý rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và được đa số người dân đồng thuận và đến năm 2020 các thủ tục để nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đã hoàn tất và đi đến thống nhất, Anh chính thức rời EU.

Câu 2. Nhiều vấn đề về kinh tế và chính trị ở các quốc gia châu Âu không phải do

A. Chính phủ quyết đưa ra quyết định.

B. Hội đồng châu Âu quyết định.

C. Ủy ban Liên minh châu Âu quyết định.

D. Hội đồng bộ trưởng EU quyết định.

Gợi ý trả lời Chọn A

Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà do các cơ quan của EU quyết định (Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, Ủy ban Liên minh châu Âu).

Câu 3. Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về

A. con người, hàng không, y tế, văn hóa.

B. hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ.

C. tiền vốn, dịch vụ, văn hóa, quân sự.

D. dịch vụ, du lịch, con người, giáo dục.

Gợi ý trả lời Chọn B

Thị trường chung châu Âu được hình thành, đảm bảo quyền tự do lưu thông hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn (tiền tệ) cho các nước thành viên.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với sự phát triển vững mạnh của Liên minh châu Âu?

A. Số lượng các thành viên gia nhập tăng lên.

B. Không gian lãnh thổ không ngừng mở rộng.

C. Các liên kết, hợp tác được mở rộng chặt chẽ.

D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế tăng.

Gợi ý trả lời Chọn D

- Trải qua quá trình hình thành và phát triển, số lượng thành viên EU tăng liên tục, từ 6 nước ban đầu (1957), đến năm 2021 đã có 27 thành viên.

- Sự mở rộng về thành viên cũng là quá trình mở rộng lãnh thổ EU.

- Trong hợp tác được mở rộng ở nhiều lĩnh vực: không chỉ liên kết về kinh tế, pháp luật, nôi vụ mà cả lĩnh vực an ninh đối ngoại; liên kết chặt chẽ hơn thể hiện qua thể chế.

- Tuy nhiên hạn chế của EU là chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên ngày càng tăng.

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm của Liên minh châu Âu?

A. Liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.

B. Lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia.

C. Là tổ chức thương mại phụ thuộc rất lớn vào các nước.

D. Liên kết khu vực chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Gợi ý trả lời Chọn A.

- EU là một liên kết khu vực có 27 quốc gia mỗi nước có trình độ phát triển khác nhau.

- EU là có hoạt động ngoại thương với bên ngoài nên cũng sẽ bị phụ thuộc vào bên ngoài.

- EU là khu vực kinh tế phát triển nhưng không thể chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.

-> Nhận định đúng là: Liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới (27 quốc gia thành viên năm 2023).

Câu 6. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

A. Phía bắc Mi-an-ma.

B. Phía nam Việt Nam.

C. Phía bắc của Lào.

D. Phía bắc Phi-lip-pin.

Gợi ý trả lời Chọn A

Một phần lãnh thổ phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ đại lục Trung Quốc thổi về.

Câu 7. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Tập trung rất nhiều loại khoáng sản và khí hậu thuận lợi.

B. Là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.

C. Nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.

D. Nền kinh tế phát triển mạnh và giàu có nguồn tài nguyên.

Gợi ý trả lời Chọn C

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì khu vực này là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

Câu 8. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do

A. diện tích rừng rộng lớn.

B. giàu có về khoáng sản.

C. vùng biển nhiều thủy sản.

D. có nền kinh tế phát triển.

Gợi ý trả lời Chọn B

Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do khu vực này giàu có về tài nguyên khoáng sản với một số loại khoáng sản chủ yếu là than, khí tự nhiên, dầu mỏ, sắt, đồng,…

Câu 9. Khu vực Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?

A. Đồng bằng rộng lớn.

B. Núi và cao nguyên.

C. Các thung lũng rộng.

D. Đồi núi và núi lửa.

Gợi ý trả lời Chọn D

Đông Nam Á hải đảo: Địa hình chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa; các đồng bằng phần lớn nhỏ hẹp nằm ven biển, một số đồng bằng lớn có ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê,...

Câu 10. Khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là

A. có địa hình núi hiểm trở.

B. không có đồng bằng lớn.

C. lượng mưa trong năm nhỏ.

D. xuất hiện nhiều thiên tai.

Gợi ý trả lời Chọn D

Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như bão, lũ lụt, sóng thần, núi lửa,…

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

A. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh.

B. Chủ yếu là kiểu khí hậu xích đạo.

C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

D. Ven biển có các đồng bằng phù sa.

Gợi ý trả lời Chọn B

Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là:

- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa; sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

- Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các hệ thống sông lớn.

=> Phần lớn có kiểu khí hậu xích đạo không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa.

Câu 12. Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người thấp nhất trong các quốc gia sau đây?

A. Cam-pu-chia.

B. Lào.

C. Việt Nam.

D. Mi-an-ma.

Gợi ý trả lời Chọn D

Trong khi GDP bình quân đầu người theo giá thực tế của Xin-ga-po rất cao (25 207 USD), thì ở nhiều quốc gia chỉ số này lại rất thấp (Mi-an-ma 166 USD, Cam-pu-chia 358 USD, Lào 423 USD, Việt Nam 553 USD).

Câu 13. Các quốc gia nào sau đây tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Gợi ý trả lời Chọn A

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations ASEAN) được thành lập vào ngày 8 - 8 - 1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm Bru-nây (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào và Mi-an-ma (năm 1997), Cam-pu-chia (năm 1999).

Câu 14. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào sau đây?

A. 1967.

B. 1977.

C. 1995.

D. 1997.

Gợi ý trả lời Chọn A

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations ASEAN) được thành lập vào ngày 8 - 8 - 1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm Bru-nây (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào và Mi-an-ma (năm 1997), Cam-pu-chia (năm 1999).

Câu 15. Khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP

A. tăng liên tục.

B. giảm liên tục.

C. khá ổn định.

D. luôn luôn âm.

Gợi ý trả lời Chọn A

Khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Năm 2020, GDP toàn khu vực là 3 184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.

Câu 16. Năm 2020, GDP của khu vực Tây Nam Á chiếm khoảng

A. 3,8% GDP toàn thế giới.

B. 3,7% GDP toàn thế giới.

C. 3,6% GDP toàn thế giới.

D. 3,9% GDP toàn thế giới.

Gợi ý trả lời Chọn B

Khu vực Tây Nam Á chiếm 3,7% GDP toàn thế giới (năm 2020). Từ năm 2010 đến nay, nhờ sự thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế của các nước, quy mô GDP trong khu vực tiếp tục có sự gia tăng.

Câu 17. Năm 2020, quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có GDP/người cao nhất?

A. A-rập Xê-út.

B. Thổ Nhĩ Kỳ.

C. I-xra-en.

D. Ác-mê-ni-a.

Gợi ý trả lời Chọn C

Quy mô GDP giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn. Nhiều nước có GDP đầu người cao hàng đầu thế giới (năm 2020) như: I-xra-en (44169 USD/người), Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (36285 USD/người).

Câu 18. Ở khu vực Tây Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự biến động theo từng giai đoạn do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Giá dầu biến động, xung đột vũ trang và dịch bệnh.

B. Thiên tai tự nhiên, động đất và cháy rừng nhiều nơi.

C. Xung đột sắc tộc, khủng hoảng kinh tế và thiên tai.

D. Đại dịch Covid-19, động đất nhiều nơi, chiến tranh.

Gợi ý trả lời Chọn A

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và các nước trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của giá dầu, xung đột vũ trang, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.

Câu 19. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do tác động của các nhân tố chủ yếu nào sau đây?

A. Chính sách phát triển, khoa học kĩ thuật, dân cư.

B. Tài nguyên, địa chính trị, các nguồn vốn đầu tư.

C. Nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên và vị trí.

D. Khoáng sản, chính sách và khoa học công nghệ.

Gợi ý trả lời Chọn D

Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia, chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau, sự tác động của các cường quốc trên thế giới,...

Câu 20. Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng

A. 7 triệu km2.

B. 6 triệu km2.

C. 9 triệu km2.

D. 8 triệu km2.

Gợi ý trả lời Chọn A

Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km2, bao gồm: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và một phần nội địa châu Á.

Câu 21. Khu vực Tây Nam Á không tiếp giáp với châu lục nào sau đây?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Úc.

D. Châu Phi.

Gợi ý trả lời Chọn C

Tây Nam Á nằm ở phía tây nam của châu Á; là cầu nối của ba châu lục Á, Âu và Phi; phần đất liền kéo dài từ khoảng vĩ độ 12oB đến khoảng vĩ độ 42°B, có đường chí tuyến Bắc chạy qua phía nam của khu vực.

Câu 22. Khu vực Tây Nam Á không giáp với vùng biển nào sau đây?

A. Biển Đen.

B. Biển Đông.

C. Biển Đỏ.

D. Biển Ca-xpi.

Gợi ý trả lời Chọn B

Khu vực này tiếp giáp với Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, vịnh Péc-xích, vịnh Ô-man, vịnh A-den.

Câu 23. Tây Nam Á nằm án ngữ con đường biển nối hai đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

B. Nam Đại Dương và Đại Tây Dương.

C. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương và Nam Đại Dương.

Gợi ý trả lời Chọn A

Tây Nam Á nằm án ngữ con đường biển nối Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.

Câu 24. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có diện tích lớn nhất?

A. Cô-oét.

B. Thổ Nhĩ Kỳ.

C. Ba-ranh.

D. A-rập Xê-út.

Gợi ý trả lời Chọn D

Tây Nam Á là khu vực nằm ở phía tây nam của châu Á, có diện tích đất rộng khoảng 7 triệu km2, với các quốc gia và vùng lãnh thổ có quy mô diện tích khác nhau. Quốc gia có diện tích đất lớn như A-rập Xê-út khoảng 2,15 triệu km2, Ba-ranh (Bahrain) có diện tích đất nhỏ chưa đến 700 km2.

-----------------------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Địa lí 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đề thi học kì 1 lớp 11.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Địa lí Chân trời sáng tạo

    Xem thêm