Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Bình Giang năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015 phòng GD&ĐT Bình Giang là đề thi học kì II môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo, làm tài liệu nghiên cứu, học tập môn Văn lớp 6 được chắc chắn nhất, làm cơ sở học lên chương trình Ngữ văn lớp 6.

Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm học 2014-2015 trường THCS An Hòa

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015 Phòng GD-ĐT Bình Sơn

Phòng GD&ĐT Bình Giang

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ 2
Năm học 2014 – 2015
Môn: Văn. Khối 6
Thời gian: 90' (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2,0 điểm).

a) So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ?

b) Xác định phép tu từ có trong đoạn thơ dưới đây và cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy?

"Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè"...

Câu 2 (3,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng..."

(SGK Ngữ Văn 6 – tập 2)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Cho biết các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên?

b) Trong đoạn văn trên ai là người kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?

c) Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn văn trên?

Câu 3 (5,0 điểm). Dựa vào bài thơ "Lượm" của Tố Hữu, hãy viết bài văn miêu tả chú bé liên lạc Lượm.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Câu 1

a. HS chỉ ra sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ:

* Giống nhau:

  • Đều gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác (0,25đ)
  • Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt (0,25đ)

* Khác nhau:

  • Ẩn dụ: mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng, khái niệm dùng để gọi tên cho nhau có nét tương đồng. (0,25đ)
  • Hoán dụ: mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng, khái niệm dùng để gọi tên cho nhau có nét gần gũi. (0,25đ)

b. Phép tu từ có trong đoạn thơ:

  • Phép tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: Hoán dụ "đổ máu" – chỉ chiến tranh (lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật) (0,5đ)
  • Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi đau thương mà chiến tranh gây ra cho con người, cụ thể ở đây là nhân dân xứ Huế. (0,5đ)

(Nếu HS chỉ nêu tên biện pháp tu từ hoán dụ mà không chỉ ra cụ thể thì được 0,25 điểm)

Câu 2

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản: "Bài học đuờng đời đầu tiên". (0,5đ)

  • Tác giả: Tô Hoài (0,5đ)
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả (0,5đ)

b. Người kể chuyện: Nhân vật Dế Mèn (0,25đ)

Ngôi kể: thứ nhất

c. HS nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn văn:

  • Nghệ thuật: So sánh, nhân hoá, kết hợp các tính từ khi miêu tả hình dáng và các động từ khi miêu tả hành động, cùng các từ láy... (0,5đ)
  • Nội dung: Nổi bật vẻ đẹp thanh niên, cường tráng và thái độ kiêu hãnh về vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn. (0,5đ)

* Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa.

Câu 3

*) Yêu cầu về hình thức: (1 điểm)

  • Làm đúng kiểu bài: miêu tả- Bài làm có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài
  • Trình tự tả hợp lí, liên kết chặt chẽ, biết vận dụng phép so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
  • Biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy.

*) Yêu cầu về nội dung: (4 điểm)

HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần bảo đảm các nội dung chính sau:

a) Mở bài: (0,5 điểm)

  • Giới thiệu về người được tả: Lượm là một chú bé xung phong vào làm liên lạc, chuyển công văn, giấy tờ, thư từ... trong thời kì Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Cảm xúc chung của em về nhân vật Lượm.

b) Thân bài: (3,0 điểm) Tả chi tiết về Lượm:

  • Ngoại hình: Hình dáng, trang phục, nét mặt... (0,75đ)
  • Lời nói: Toát lên sự hồn nhiên, vui vẻ, đáng yêu, thích thú với công việc liên lạc...(0,75đ)
  • Cử chỉ: Nhanh nhẹn, hoạt bát. (0,75đ)
  • Hành động: Bất chấp hiểm nguy, dũng cảm hy sinh. (0,75đ)

c) Kết bài: (0,5 điểm)

  • Thể hiện tình cảm của em với Lượm: Yêu mến, khâm phục, tự hào... Lượm sống mãi trong lòng em và sống mãi với quê hương đất nước.
  • Liên hệ: Noi gương Lượm, phấn đấu học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước...

Bài mẫu tham khảo miêu tả chú bé liên lạc Lượm

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượmcủa nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng "cán bộ". Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 6

    Xem thêm