Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh có hướng dẫn làm bài đi kèm, giúp các bạn học sinh lớp 9 ôn tập kiến thức môn Ngữ văn hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 trường THCS Thái Hòa, Hải Dương
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 huyện Bình Giang, Hải Dương
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN TÂN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần 1: (3 điểm)
Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
[...]Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ "ốp" là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: "Đấy, bác cũng chẳng "thèm" người là gì?"
1/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết tác giả? Nhân vật xưng "cháu" là ai? Nhân vật ấy đang nói với ai? (1 điểm)
2/ Tìm một từ tượng thanh, một thuật ngữ có trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
3/ Hãy chuyển lời sau thành lời dẫn gián tiếp: (0,5 điểm)
Cháu nói: "Đấy, bác cũng chẳng "thèm" người là gì?"
4/ Em hiểu như thế nào về cái "thèm người" mà nhân vật nói đến trong câu "Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác?" Hãy nêu suy nghĩ của em bằng một vài câu văn. (1 điểm)
Phần 2: (7 điểm)
1/ Viết một văn bản ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về điều mà em rút ra từ những ngẫm nghĩ của nhân vật trong đoạn trích trên. (3 điểm)
2/ Chọn một trong hai đề sau: (4 điểm)
Đề 1: Kể lại một câu chuyện ý nghĩa về tình bạn.
Đề 2: Đóng vai nhân vật một trong các tác phẩm: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Bếp lửa (Bằng Việt), Chiếc lược ngà - (Nguyễn Quang Sáng) để kể chuyện.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
Phần 1: (3 điểm)
1/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết tác giả? Nhân vật xưng "cháu" là ai? Nhân vật ấy đang nói với ai? (1 điểm)
- Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. (0,25 điểm cho mỗi ý)
- Nhân vật xưng "cháu" là Anh thanh niên. (0,25 điểm)
- Anh thanh niên đang nói với bác họa sĩ. (0,25 điểm)
2/ Tìm một từ tượng thanh, một thuật ngữ có trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
- Tìm đúng 1 từ tượng thanh: toe toe – Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe. (0,25 điểm)
- Tìm đúng 1 thuật ngữ: ốp - Không vào giờ "ốp" là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. (0,25 điểm)
3/ Hãy chuyển lời sau thành lời dẫn gián tiếp:
Cháu nói: "Đấy, bác cũng chẳng "thèm" người là gì?"
- Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói rằng bác ấy cũng rất thèm người. (0,5 điểm)
4/ Em hiểu như thế nào về cái 'thèm người" mà nhân vật nói đến trong câu "Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác?" Hãy nêu suy nghĩ của em bằng một vài câu văn. (1 điểm).
- Đúng nội dung: Mong ước có người để sẻ chia, tâm sự, học hỏi... (0, 5 điểm)
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc (0,25 điểm)
- Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ. (0,25 điểm)
- GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.
- Không trả lời hoặc trả lời không đúng (0 điểm).
Phần 2: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
- Văn bản thể hiện tốt nội dung, tính liên kết mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục (2 điểm).
- Nội dung: học sinh nêu được suy nghĩ về điều rút ra từ những ngẫm nghĩ của nhân vật: (học sinh có thể chọn một trong những ý sau: tinh thần trách nhiệm, tình yêu đối với công việc, hạnh phúc khi được làm việc, được cống hiến... )
- Hình thức:
- Thể hiện tốt phương thức nghị luận (0,25 điểm).
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ. (0,25 điểm).
- Viết đúng một văn bản. (0,25 điểm)
- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm)
- GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.
- Không làm bài hoặc lạc đề. (0 điểm)
Câu 2: (4 điểm)
Đề 1:
* Về nội dung: (3 điểm)
- Kể được câu chuyện đúng nội dung, đảm bảo hệ thống sự kiện của cốt truyện và nhân vật.
- Chọn lựa và sắp xếp các chi tiết theo một trình tự kể hợp lí.
- Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại... phù hợp.
* Về hình thức: (1 điểm)
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm. (0,5 điểm)
- Ngôi kể phù hợp. (0,25 điểm)
- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm)
Đề 2:
* Về nội dung: (3 điểm)
- Đảm bảo hệ thống sự kiện của cốt truyện và nhân vật.
- Biết đóng vai nhân vật để kể chuyện.
- Biết sáng tạo, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại... phù hợp.
* Về hình thức: (1 điểm)
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm (0,5 điểm).
- Ngôi kể phù hợp. (0,25 điểm)
- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm)
- GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.
- Không làm bài hoặc làm lạc đề (0 điểm).