Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS An Linh, Phú Giáo năm 2013 - 2014
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2013 - 2014 trường THCS An Linh, Phú Giáo có hướng dẫn làm bài đi kèm, giúp các bạn học sinh lớp 9 ôn tập kiến thức môn Ngữ văn hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho bài thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
PHÒNG GD&ĐT PHÚ GIÁO TRƯỜNG THCS AN LINH | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút |
Câu 1: (2,0 điểm) Ca dao có câu:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2: (2,0 điểm) Trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy chỉ ra các tầng ý nghĩa ấy.
Câu 3: (6,0 điểm) Kể lại cuộc gặp gỡ tưởng tượng với những chiến sĩ lái xe trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
Câu 1: Cho 2,0 điểm khi đạt được các ý sau:
- Câu ca dao đã đưa ra lời khuyên: trong giao tiếp, chúng ta nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn (1,0 điểm).
- Câu ca dao liên quan đến phương châm lịch sự. (1,0 điểm).
Câu 2: Cho 2,0 điểm khi đạt được các ý sau:
- Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát (0,5 điểm)
- Biểu tượng của vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống (0,5 điểm)
- Biểu tượng của quá khứ nghĩa tình (1,0 điểm).
Câu 3:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm cần kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả và miêu tả nội tâm.
- Có kĩ năng làm một bài văn tự sự, kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, diễn đạt tốt, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, dùng từ.
2. Yêu cầu về nội dung:
Đây là một bài văn kể chuyện sáng tạo. Câu chuyện xây dựng dựa trên nhân vật trong một bài thơ đã học. Vì vậy người viết vừa phải tưởng tượng, vừa phải bám sát nội dung bài thơ để xây dựng được một câu chuyện hợp lí. Bài làm có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần làm nổi bật những ý cơ bản sau:
a. Mở bài: Tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ (đi thăm gia đình thương binh; thăm bảo tàng quân đội; thăm nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn...)
b. Thân bài: Cần kể làm nổi bật 2 ý chính:
Tính chất gian khổ, khốc liệt mà những người lính lái xe Trường Sơn phải chịu đựng trong những ngày chống Mĩ cứu nước (qua hình ảnh những chiếc xe ngày càng méo mó, biến dạng...).
Những phẩm chất cao đẹp của người lính, cần kể về:
- Tư thế ung dung, hiên ngang.
- Tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn.
- Tinh thần đồng đội.
- Ý chí chiến đấu vì miền Nam.
c. Kết bài:
- Kết thúc câu chuyện.
- Suy nghĩ vế thế hệ cha anh, về người lính, về trách nhiệm của bản thân.
BIỂU ĐIỂM
Điểm 6,0:
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục mạch lạc, văn viết trôi chảy, có cảm xúc, cốt truyện chặt chẽ, các chi tiết hợp lý, không mắc lỗi diễn đạt, mắc dưới 3 lỗi chính tả. Bài sạch, chữ đẹp.
- Biết kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm phù hợp, tự nhiên.
- Biết vận dụng các hình thức: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Điểm 5,0:
- Bài làm có đủ bố cục 3 phần, rõ ràng, cân đối.
- Có từ 2/3 các ý trong đáp án trở lên.
- Biết kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm phù hợp, tự nhiên.
- Mắc không quá 5 lỗi chính tả, diễn đạt.
- Biết vận dụng các hình thức: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Bài sạch, chữ viết rõ ràng.
Điểm 3,0 - 4,0:
- Bài làm có đủ bố cục 3 phần.
- Có ít nhất 1/2 các ý trong đáp án.
- Có kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội.
- Mắc không quá 8 lỗi chính tả, diễn đạt.
- Có sử dụng các hình thức: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
Điểm 1,0 - 2,0: Bài làm sơ sài, diễn đạt yếu, chưa biết kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm.
Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng hoặc có viết vài câu không rõ nghĩa.