Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2014-2015 trường THCS Thống Nhất
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2014-2015 trường THCS Thống Nhất là đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án dành cho các bạn tự ôn tập, hệ thống lại kiến thức, nhằm đạt kết quả tốt trong bài thi giữa học kì II cũng như bài thi cuối năm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT ----------------------- | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì?
A. Mô tả các hiện tượng xã hội.
B. Nói lên sự phong phú và phức tạp của đời sống.
C. Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
D. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
Câu 2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào?
A. Nghị luận chính trị B. Nghị luận khoa học
C. Nghị luận xã hội D.Nghị luận văn chương
Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay”?
A. Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.
B. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân và cuộc sống cơ cực của người dân vô tội.
C. Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại.
D. Thấy được sức mạnh to lớn của lũ lụt.
Câu 4: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ phương tiện
C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn D. Trạng ngữ chỉ cách thức
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Xe cô ấy bị hỏng.
B. Ngôi đền ấy được người ta xây dựng từ thế kỉ trước.
C. Nó bị đau chân.
D. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.
Câu 6: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì?
A. Dẫn chứng B. Lí lẽ
C. Lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm D. Lập luận
II. TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Thế nào là câu đặc biệt?
a. Trình bày tác dụng của câu đặc biệt?
b. Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau:
- Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Câu 2 (5 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ:“Thất bại là mẹ thành công”.
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn
I/ TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm):
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | B | C | B | C |
II/ TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu 1 (2 điểm)
Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. (0,5đ)
a/ Câu đặc biệt thường dùng để: (1đ)
- Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp
b/ Xác định đúng câu đặc biệt là: Lá ơi! (0,5đ)
Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu chung:
- Xác định đúng thể loại: Văn nghị luận giải thích
- Nội dung: Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”
- Biết kết hợp: lí lẽ + dẫn chứng + lập luận
- Bố cục đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài
Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ trên. (0,5đ)
- Câu tục ngữ nêu rõ hai nội dung mang ý nghĩa tương phản nhau: (1đ)
- Thất bại
- Thành công
Thân bài: Hiểu cụ thể là: (2đ)
- Thất bại là thực hiện một việc làm, thi hành một công việc không đạt hiệu quả..
- Thành công có nghĩa là làm việc đạt kết quả tốt.
- An ủi, động viên những người thực hiện công việc chưa đạt hiệu quả.
- Giáo dục óc sáng tạo : từ những thất bại ê chề, con người sẽ phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém.
=> Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn là một lời khuyên, một lời khích lệ. (1đ)
Kết bài: Ý nghĩa cũa câu tục ngữ trong cuộc sống. (0,5đ)
Biểu điểm:
- Điểm 5: Bài viết có bố cục đảm bảo, cân đối, đúng yêu cầu nội dung câu tục ngữ, có cảm xúc, kết hợp tốt các yếu tố, không quá 3 lỗi các loại.
- Điểm 4: Bài viết có bố cục đảm bảo, đúng yêu cầu nội dung câu tục ngữ, có cảm xúc, kết hợp tốt các yếu tố, không quá 5 lỗi các loại
- Điểm 3: Bài viết có bố cục, có thể hiện được nội dung câu tục ngữ, có kết hợp một số yếu tố, trong quá trình xây dựng đoạn, đôi chỗ còn vụng về, không quá 7 lỗi các loại.
- Điểm 2: Thể hiện chưa rõ ràng nội dung câu tục ngữ, diễn đạt còn vụng về bố cục, mắc nhiều loại lỗi.
- Điểm 1: Còn sơ sài hoặc nhiều chi tiết sai lệch với nội dung câu tục ngữ, lạc đề, mắc quá nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc chỉ viết một vài câu.