Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3

Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5

Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3 bao gồm đầy đủ các nội dung trong chương trình học lớp 4, củng cố kiến thức cho các em học sinh chuẩn bị cho chương trình học lớp 5 môn Tiếng Việt đạt kết quả cao.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Và để chuẩn bị cho chương trình học lớp 5, các thầy cô và các em tham khảo: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4

A. Phần Luyện đọc

1. Bài tập thành tiếng

2. Bài tập đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất, ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

(Theo Báo Điện tử)

*Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của bài tập:

Câu 1. Vì sao thứ hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?

A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống nó.

B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt.

C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị nát tan trong đất.

Câu 2. Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?

A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới.

B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới.

C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn.

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ nhất?

A. Nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất.

B. Héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng.

C. Trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ hai?

A. Bị tan biến vào đất, không còn gì.

B. Thành cây lúa vàng óng, trĩu hạt.

C. Chết dần vì hạn hán, thiếu nước.

Câu 5. Em đồng ý với cách suy nghĩ và hành động của hạt lúa nào? Vì sao?

Câu 6. Hai bạn Nam và Lan đã tranh luận với nhau xem câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì.

Nam nói: Câu chuyện muốn nói với chúng ta: Đối mặt với khó khăn, thử thách

thì cuộc sống không thể bình yên và thành công.

Lan nói: Câu chuyện muốn nói với chúng ta: Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên.

Còn theo em, câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?

Câu 7. Từ vàng óng trong câu: “Từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt.”

thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

Câu 8. Trong các câu sau, câu nào thuộc câu kiểu Ai làm gì?

A. Hạt lúa thứ nhất chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

B. Hạt lúa thứ hai thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

C. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà.

Câu 9. Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi hạt lúa thứ hai.

Câu 10. a) Gạch dưới 1 từ ngữ không cùng nhóm với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy sau:

a.1. diều, đầu sư tử, búp bê, dây thừng, chong chóng, ô tô, rước đèn, que chuyền.

a.2. múa sư tử, thả diều, nhảy dây, quả cầu, xếp hình, kéo co, chơi bịt mắt bắt dê.

b) Đặt tên cho hai nhóm từ ngữ ở trên:

- Tên nhóm từ dãy a.1:

………………………………………………………………………….

- Tên nhóm từ dãy a.2:

……………………………………………………………………

Ngoài Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Toán lớp 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đánh giá bài viết
1 450
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 4

    Xem thêm