Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học lớp 12 Sở GD - ĐT Bắc Ninh năm 2015 - 2016
Đề thi chọn HSG tỉnh Bắc Ninh môn Sinh học lớp 12
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học lớp 12 Sở GD - ĐT Bắc Ninh năm 2015 - 2016 gồm 10 câu hỏi tự luận có đáp án đi kèm. Đây là đề ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi cuối năm, kì thi THPT Quốc gia hay đơn giản chỉ là muốn ôn tập kiến thức môn Sinh.
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên năm học 2015 - 2016
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm 2014 - 2015
Một số chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12
UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Sinh học - Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016 |
Câu 1 (3,0 điểm)
Ở người, bệnh hói đầu do một gen có 2 alen trên NST thường quy định: kiểu gen BB quy định kiểu hình hói đầu, kiểu gen bb quy định kiểu hình bình thường, kiểu gen Bb quy định kiểu hình hói đầu ở nam và kiểu hình bình thường ở nữ. Gen quy định khả năng nhận biết màu sắc có 2 alen (M quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với m quy định kiểu hình mù màu đỏ - lục) nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Trong một quần thể cân bằng di truyền, trong tổng số nam giới tỉ lệ hói đầu là 36%, trong tổng số nữ giới tỉ lệ mù màu là 1%. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
a. Xác định tần số các alen trong quần thể.
b. Một cặp vợ chồng đều bình thường sinh ra đứa con trai đầu lòng bị mù màu. Xác suất để sinh đứa con thứ hai không bị cả hai bệnh là bao nhiêu?
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Xét hai cặp gen nằm trên NST thường, cho lai 2 cá thể bố mẹ có kiểu di truyền chưa biết, F1 thu được kiểu hình với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. Với mỗi quy luật di truyền cho một ví dụ minh họa tỉ lệ trên.
b. Làm thế nào để xác định được một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân quy định?
Câu 3 (1,5 điểm)
Đột biến điểm là gì? Trong các dạng đột biến điểm dạng nào phổ biến nhất? Vì sao?
Câu 4 (2,5 điểm)
a. Bằng những cách nào có thể tạo được các giống thuần chủng về tất cả các cặp gen?
b. Trình bày các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen bằng cách dùng thể truyền là plasmit.
Câu 5 (2,0 điểm)
So sánh sự khác nhau về vai trò giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình tiến hoá nhỏ.
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Một opêron Lac của vi khuẩn E. coli bao gồm những thành phần nào? Nêu vai trò của mỗi thành phần đó.
b. Làm thế nào để biết được một đột biến xảy ra ở gen điều hòa hay gen cấu trúc?
Câu 7 (2,0 điểm)
a. Nêu nguyên nhân chủ yếu và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái trong quần xã.
b. Phân biệt mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ với mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Câu 8 (2,0 điểm)
Khi lai hai thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có 176 cây hoa đỏ và 128 cây hoa trắng.
Hãy dùng tiêu chuẩn χ2 (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu thực tế và số liệu lí thuyết của phép lai trên.
Cho biết không có hiện tượng gen gây chết và đột biến, với bậc tự do (n - 1) = 1; α = 0,05, χ2 (khi bình phương) lí thuyết = 3,84.
Câu 9 (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, cho cây lá quăn, hạt trắng lai với cây lá thẳng, hạt đỏ thu được F1 toàn cây lá quăn, hạt đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được 20000 cây với 4 loại kiểu hình, trong đó có 4800 cây lá thẳng, hạt đỏ. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 10 (1,0 điểm)
Ở một loài động vật, con đực có cặp NST giới tính XY, con cái có cặp NST giới tính XX, tỉ lệ giới tính là 1 đực : 1 cái. Cho cá thể đực mắt trắng giao phối với cá thể cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau:
+ Ở giới đực: 5 cá thể mắt trắng : 3 cá thể mắt đỏ.
+ Ở giới cái: 3 cá thể mắt đỏ : 1 cá thể mắt trắng.
Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được sẽ như thế nào? Cho biết không có hiện tượng gen gây chết và đột biến.
Đáp án đề thi chọn HSG tỉnh Bắc Ninh môn Sinh học lớp 12
Câu 1:
a.
Vì quần thể cân bằng di truyền nên tần số các alen tương ứng ở hai giới bằng nhau
Gọi p1 là tần số alen B
q1 là tần số alen b
p2 là tần số alen M
q2 là tần số alen m
- Xét tính trạng hói đầu
Nam giới: BB, Bb quy định hói đầu
bb: không hói đầu
Nữ giới: BB: quy định hói đầu
Bb, bb: không hói đầu
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở giới nam là:
p12BB +2p1q1Bb + q12bb =1 → q12 =100% - 36% = 64% → q1 = 0,8 → p1 = 1 - 0,8 = 0,2
- Xét tính trạng khả năng nhận biết màu sắc
Cấu trúc di truyền của quần thể ở giới nữ là:
p2 2 XMXM +2p2q2 XMXm + q22 XmXm = 1 → q22 = 1% → q2 = 0,1 → p2 = 1 - 0,1 = 0,9
Vậy tần số các alen là: B = 0,2, b = 0,8; M = 0,9, m = 0,1
b.
- Xét tính trạng hói đầu:
- Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,04BB + 0,32Bb + 0,64bb = 1
- Bố bình thường có kiểu gen bb
- Mẹ bình thường có 2 loại kiểu gen chiếm tỉ lệ: 1/3Bb + 2/3bb
P: Bố bb x Mẹ 1/3Bb + 2/3bb → F1: 1/6Bb, 5/6bb
TLKH: Nam: 5/6 không hói đầu; 1/6 hói đầu
Nữ: 100% không hói đầu
- Xét tính trạng nhận biết màu
- Bố bình thường có kiểu gen XMY
- Vì đứa con trai đầu lòng bị mù màu (XmY) → mẹ phải có kiểu gen XMXm
P: XMY x XMXm F1: 2/4 XMX- + 1/4 XMY +1/4 XmY
TLKH: Nam: 1/4 nhìn màu bình thường; 1/4 mù màu
Nữ: 2/4 nhìn màu bình thường
Xác suất để cặp vợ chồng sinh ra đứa con thứ hai bình thường là
5/6.1/4 + 2/4.100% = 17/24
(Còn tiếp)