Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Lê Quý Đôn, Bình Phước năm 2020 - 2021
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10
Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Lê Quý Đôn, Bình Phước năm 2020 - 2021 giúp các bạn ôn luyện và củng cố kiến thức Địa 10 một cách hiệu quả nhất nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho các bài thi sắp tới. Chúc các bạn học tốt.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Trương Định năm 2020 - 2021
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 đầy đủ các môn năm 2020 - 2021
- Đề kiểm tra giữa kì 1 môn tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Toán Trường THPT Nguyễn Công Trứ năm 2020 - 2021
SỞ GD & ĐT - BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN Mã đề thi: 132 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 45 phút; (32 câu trắc nghiệm + 2 câu tự luận) |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
I. TRẮC NGHIỆM ( 8 điểm)
Câu 1: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là
A. Khắp bề mặt trái đất B. Vùng từ chí tuyến nên cực.
C. Cực Bắc và cực Nam. D. Vùng nằm giữa hai chí tuyến.
Câu 2: Trên trái đất các đai áp cao và áp thấp phân bố như sau
A. các đai áp cao nằm ở bán cầu bắc, các đại áp thấp nằm ở bán cầu Nam.
B. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đường xích đạo.
C. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua Đại áp thấp xích đạo.
D. các đai áp thấp nằm ở bán cầu bắc, các đại áp cao nằm ở bán cầu Nam.
Câu 3: Bề mặt Trái Đất bao gồm bao nhiêu khối khí:
A. 9 khối khí B. 5 khối khí C. 7 khối khí D. 4 khối khí
Câu 4: Địa hình caxtơ tại các hang động Phong Nha - Quảng Bình là kết quả của quá trình?
A. Phong hoá sinh học B. Quá trình bồi tụ
C. Phong hoá hoá học D. Phong hoá lý học
Câu 5: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng
A. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.
B. tăng dần từ xích đạo lên cực.
C. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.
D. giảm dần từ xích đạo lên cực.
Câu 6: Tính nhiệt độ đỉnh núi và chân núi sườn khuất gió, biết sườn đón gió 15 độ C, núi có độ cao 3000m (Biết độ cao chân núi sườn đón gió và khuất gió bằng nhau). Nhiệt độ đỉnh núi , chân núi sườn đón gió lần lượt là:
A. -30C và 270C B. 30C và 330C C. -10C và 280C D. 00C và 300C
Câu 7: Đọc tên kí hiệu sau: Tc
A. Khối khí ôn đới lục địa B. Khối khí chí tuyến lục địa
C. Khối khí chí tuyến hải dương D. Khối khí xích đạo nóng ẩm
Câu 8: Dải núi lửa bắc Thái Bình Dương được hình thành do:
A. Tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
B. Tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.
C. Tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
D. Tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh
Câu 9: Nguyên nhân sinh ra nội lực là gì?
A. Bức xạ Mặt Trời B. Sự nén ép của các mảng kiến tạo
C. Sự hoạt động của núi lửa D. Phát sinh từ bên trong Trái Đất
Câu 10: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có
A. độ dài lớn hơn, không có tầng granit.
B. độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.
C. độ dài lớn hơn, có tầng granit.
D. độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.
Câu 11: Quá trình phá huỷ đá nhưng không làm biến đổi màu sắc, thành phần của đá là:
A. Quá trình xâm thực B. Quá trình phong hoá sinh học
C. Quá trình phong hoá hoá học D. Quá trình phong hoá lý học
Câu 12: Frông khí quyển là
A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
B. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành..
C. về mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
D. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
Câu 13: Đặc trưng ngày dài hơn đêm, càng về sau ngày càng dài, đêm càng ngắn, là đặc trưng của mùa nào trong năm?
A. Mùa hè B. Mùa xuân C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 14: Ý nào sau đây đúng về lớp vỏ Trái Đất?
A. Vỏ Trái Đất có độ dày từ 50km-70km
B. Vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng, mỏng, chia thành 2 kiểu.
C. Lớp vỏ Trái Đất bao gồm 2 tầng cơ bản là tầng trầm tích và tầng granit
D. Vỏ lục địa có phạm vi rộng hơn vỏ đại dương
Câu 15: Đặc trưng tính chất khô nóng là của gió nào?
A. Gió mùa B. Gió địa phương
C. Gió tây ôn đới D. Gió mậu dịch
Câu 16: Các hành tinh trong hệ mặt trời có đặc điểm là
A. 4 hành tinh gần mặt trời chuyển động theo hướng thuận chiều kim đồng hồ bốn hành tinh còn lại chuyển động theo hướng ngược lại
B. đều chuyển động quanh mặt trời theo hướng thuận chiều kim đồng hồ
C. chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ , trừ kim tinh và Thiên Vương Tinh
D. chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng không xác định
Câu 17: Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là
A. vận động tạo núi. B. vận động theo phương thẳng đứng.
C. vận động kiến tạo. D. vận động theo phương nằm ngang.
Câu 18: Các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì
A. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa
B. nơi đây nhận được rõ ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa
C. không khí ở đó loãng , dễ bị lạnh hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa
D. không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa
Câu 19: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm
A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân. B. Lớp nhân, lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
C. Lớp vỏ trái đất, lớp nhân, lớp Manti. D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân .
Câu 20: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
A. phân bố theo những điểm cụ thể. B. phân bố theo luồng di chuyển.
C. phân bố thanh từng vùng. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ.
Câu 21: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự ?
A. Bản đồ khí hậu. B. Bản đồ địa hình.
C. Bản đồ dân cư. D. Bản đồ nông nghiệp.
Câu 22: Để giải thích tình hình phân bố Mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào
A. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình. B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.
C. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình. D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.
Câu 23: Không khí nằm ở hai bên frông có sự khác biệt cơ bản về
A. tính chất hóa học. B. mức độ ô nhiễm.
C. hướng chuyển động. D. tính chất lí học.
Câu 24: Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt trái đất , lớn nhất ở
A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Vòng cực. D. Cực.
Câu 25: Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây
A. Mặt trời ở trung tâm trái đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.
B. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng.
C. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ.
D. Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.
Câu 26: Thạch quyển bao gồm những bộ phận nào?
A. Vỏ lục địa, vỏ đại dương, lớp manti trên B. Lớp vỏ Trái Đất và lớp Manti
C. Vỏ lục địa, lớp manti trên, lớp manti dưới D. Lớp Manti và Nhân Trái Đất
Câu 27: Nếu địa phương có múi giờ +12 đang là 12 giờ ngày 15/2 thì cùng lúc đó Việt Nam (+7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu ?
A. 21 giờ ngày 14 -2. B. 7 giờ ngày 14 - 2.
C. 21 giờ ngày 15 – 2. D. 7 giờ ngày 15 - 2.
Câu 28: Ở nhiều đảo đá tại vịnh Hạ Long thường gặp những vết lõm sâu chảy dài trên vách đá đánh dấu mực nước biển ở những thời kỳ địa chất xa xôi đó là dấu vết của
A. hiện tượng uốn xếp. B. vận động nâng lên, hạ xuống.
C. các trận động đất. D. hiện tượng đứt gãy.
Câu 29: Trên bề mặt Trái Đất khu vực nào mưa nhiều nhất:
A. Ôn đới B. Chí tuyến C. Xích đạo D. Vùng cực
Câu 30: Dựa vào bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất (SGK trang 14.1) xác định III là vị trí đới khí hậu nào?
A. Xích đạo B. Chí tuyến C. Ôn đới D. Vùng cực
Câu 31: Phương pháp biểu hiện các đối tượng di chuyển trên bản đồ là đặc trưng của
A. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động B. Phương pháp chấm điểm
C. Phương pháp ký hiệu D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Câu 32: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm ,nguyên nhân là do
A. trục Trái Đất nghiêng. B. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục.
II. TỰ LUẬN: (2 điểm)
Câu 1: Trình bày phương pháp ký hiệu? (1 điểm)
Câu 2: Theo thuyết kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm những mảng kiến tạo nào? (1 điểm)
----------- HẾT ----------
Ngoài Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Lê Quý Đôn, Bình Phước năm 2020 - 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt