Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Yên Thế, Bắc Giang năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Yên Thế, Bắc Giang năm học 2016 - 2017. Đề thi nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập môn Ngữ văn trong nửa đầu học kì 2 của học sinh lớp 8. Nội dung đề thi bám sát kiến thức SGK, chính vì vậy những em học sinh đã nắm chắc kiến thức chắc chắn sẽ làm được bài và đạt điểm khá trở lên.

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình năm học 2017 - 2018

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Nam Đà, Đăk Nông năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Nghĩa Trung, Nghệ An năm học 2016 - 2017

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

UBND HUYỆN YÊN THẾ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG LẦN II
Năm học: 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (2.0 điểm)

Cho câu thơ sau: "Ta nghe hè dạy bên lòng..."

a. Hãy chép tiếp câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? tác giả nào?

c. Đoạn văn có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì?

d. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì?

Câu 2 (3.0 điểm)

Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về chủ đề: Gia đình trong lòng em.

Câu 3 (5.0 điểm)

Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một lễ hội mà em thích.

---------------- Hết ----------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Câu 1

a. Câu thơ tiếp

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

b. Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú - Tố Hữu

c.

  • Đoạn thơ vừa chép có hai câu cảm thán:
    • Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
    • Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!
  • Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc

d. Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải...

Câu 2. Gia đình trong lòng em.

* Về kĩ năng:

  • Biết cách viết một bài văn nghị luận ngắn.
  • Ý tưởng sáng tạo, thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của mình.
  • Văn phong trong sáng, có cảm xúc; lập luận chặt chẽ, kết hợp tốt các phương thức biểu đạt trong hành văn.

* Lưu ý: Nếu học sinh trình bày thành một đoạn văn nghị luận trình bày được những hiểu biết, suy nghĩ về vai trò của gia đình, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, giáo viên chấm vẫn cho điểm nhưng không đạt điểm tối đa. (chỉ cho đến 2/3 tổng số điểm).

* Về nội dung: Học sinh có thể trình bày quan điểm của mình theo nhiều cách. Nhưng dù viết theo cách nào cũng phải bám vào yêu cầu "Gia đình trong lòng em".

Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:

1. Giải thích: Gia đình là chỉ những người thân thiết có quan hệ hôn nhân, huyết thống,....

2. Giới thiệu và nêu những ấn tượng chung nhất về gia đình.

3. Chia sẻ những suy nghĩ về "gia đình"

Vai trò của gia đình

  • Là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng, chăm sóc để lớn khôn.
  • Là môi trường giáo dục đầu tiên có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
  • Là bến đỗ, nơi neo đậu, chốn bình yên để ta tìm về...

4. Phản đề: Phê phán những biểu hiện về ý thức, hành vi thiếu trách nhiệm với gia đình không biết trân trọng mái ấm gia đình vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện nay.

  • Ý thức được trách nhiệm với gia đình (bằng những việc làm, hành động cụ thể).
  • Bày tỏ những ước muốn về gia đình.

Câu 3

a. Về kĩ năng

  • Viết đúng bố cục, thể loại bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
  • Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, mạch lạc; lập luận giầu sức thuyết phục.
  • Bài viết không sai quá 3 lỗi chính tả.

b. Về nội dung

  • Mở bài: Giới thiệu tên danh lam thắng cảnh hoặc lễ hội.
  • Thân bài: Giới thiệu được những nét chính thật ấn tượng về danh thắng hoặc lễ hội mình biết, yêu thích (có thể nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ, địa điểm, thời gian; nếu là lễ hội phải có cách thức tổ chức - tiến trình Lễ - Hội; sự gắn bó của danh thắng hay lễ Hội với nhân dân; thái độ bảo vệ di sản văn hóa, di tích, danh thắng của nhân dân, cộng đồng...)
  • Kết bài: Cảm nghĩ về danh thắng hay lễ Hội vừa giới thiệu; liên hệ ....
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 8

    Xem thêm