Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Bắc Kiến Xương, Thái Bình năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Bắc Kiến Xương, Thái Bình năm học 2016 - 2017. Đề thi bám sát kiến thức SGK Sinh học lớp 10 nửa đầu học kì 2 nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh. Chúc các bạn đạt được điểm số cao cho bài kiểm tra giữa học kì 2 này.

650 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 10 theo từng chương

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT BẮC KIẾN XƯƠNG
(Đề kiểm tra gồm 03 trang 40 câu)
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LỚP CƠ BẢN NÂNG CAO, THÁNG 04 NĂM 2017
MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Thể đột biến là gì?

A. Cá thể mang đồng thời nhiều đột biến
B. Quần thể có nhiều cá thể mang đột biến
C. Cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình
D. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình

Câu 2: Một gen dài 3621 A0, có X = 30% tổng số nuclêôtit. Xác định số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cung cấp khi gen nhân đôi liên tiếp 4 đợt?

A. A = T = 6390; G = X = 9585 B. A = T = 2982; G = X = 4473
C. A = T = 2556; G = X = 3834 D. A = T = 5964; G = X = 8946

Câu 3: Một trong hai mạch đơn của gen có tỉ lệ giữa các nuclêôtit A:T:G:X = 1:3:4:2. Gen chứa 1560 liên kết hiđrô. Xác định chiều dài của gen?

A. 3060 A0 B. 4080 A0 C. 2550 A0 D. 2040 A0

Câu 4: Một gen tiến hành phiên mã 6 lần và đã sử dụng của môi trường 9000 nuclêôtit tự do. Số chu kỳ xoắn của gen nói trên là:

A. 90 B. 180 C. 150 D. 75

Câu 5: Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là:

A. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
B. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho 1 axitamin
C. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
D. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 loại axitamin

Câu 6: Một gen cấu trúc tiến hành phiên mã liên tiếp 5 lần tạo ra số phân tử mARN là?

A. 5 B. 25 C. 15 D. 10

Câu 7: Một tế bào sinh dưỡng 2n = 8, sau 3 lần nguyên phân liên tiếp môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể là?

A. 54 B. 56 C. 60 D. 64

Câu 8: Hợp chất nào sau đây có tác dụng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Prôtêin B. Mônôsaccarit C. Phênol D. Pôlisaccarit

Câu 9: ARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN?

A. Từ cả 2 mạch
B. Khi thì mạch gốc khi thì mạch bổ sung
C. Từ mạch bổ sung
D. Từ mạch mang mã gốc

Câu 10: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?

A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa
B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối
C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối
D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối.

Câu 11: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính:

A. 30 nm B. 11 nm C. 300 nm D. 700 nm

Câu 12: Gen có hiệu số nuclêôtit loại T với loại khác bằng 20%. Tỷ lệ % từng loại nuclêôtit của gen là:

A. A = T = 15%; G = X = 35%
B. A = T = 35%; G = X = 15%
C. A = T = 35%; G = X = 65%
D. A = T = 30%; G = X = 20%

Câu 13: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể gồm

A. ADN và prôtêin loại histôn
B. ARN và prôtêin loại histôn
C. tARN và prôtêin loại histôn
D. mARN và prôtêin loại histôn.

Câu 14: Gà có 2n = 78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là

A. 78 nhiễm sắc thể kép B. 156 nhiễm sắc thể kép
C. 78 nhiễm sắc thể đơn D. 156 nhiễm sắc thể đơn

Câu 15: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN gọi là:

A. Codon B. Gen
C. Mã di truyền D. Anticodon

Câu 16: Căn cứ trình tự các nuclêôtit trước và sau đột biến của 1 đoạn gen, hãy cho biết dạng đột biến:

Trước đột biến: XATGXXTXXAAGAXT
GTAXGGAGGTTXTGA

Sau đột biến: XATXXTXXAAGAXT
GTAGGAGGTTXTGA

A. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit B. Mất một cặp nuclêôtit
C. Thêm một cặp nuclêôtit D. Thay một cặp nuclêôtit

Câu 17: Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm

A. 4 pha B. 3 pha C. 2 pha D. 1 pha

Câu 18: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn lớn nhất ở pha nào?

A. Pha lũy thừa B. Pha tiềm phát
C. Pha suy vong D. Pha cân bằng

Câu 19: Quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực?

A. Tế bào chất B. Nhân
C. Màng tế bào D. Ty thể

Câu 20: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B. 1 mạch được tổng hợp gián đoạn, 1 mạch được tổng hợp liên tục.
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 21: Số loại nuclêôtit tham gia cấu tạo phân tử ARN là:

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 22: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, đó là:

A. Hêlicaza B. ADN polimeraza C. Ligaza D. ADN giraza

Câu 23: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3'GAU5'; 3'AAU5'; 3'AUG5' B. 3'GAU5'; 3'AAU5'; 3'AGU5'
C. 3'UAG5'; 3'UAA5'; 3'AGU5' D. 3'UAG5'; 3'UAA5'; 3'UGA5'

Câu 24: Liên kết giữa các axit amin trong phân tử prôtêin là:

A. Liên kết hiđrô B. Liên kết polipeptit
C. Liên kết photphođieste D. Liên kết peptit

Câu 25: Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp?

A. H2O, C6H12O6 B. O2, C6H12O6 C. CO2, H2O D. CO2, C6H12O6

Câu 26: Enzim có bản chất là:

A. Mônôsaccarit B. Pôlisaccarit C. Prôtêin D. Photpholipit

Câu 27: Một gen có khối lượng bằng 72.104 đvC và tổng số liên kết hiđro bằng 2700. Gen đột biến dài 0,408 µm và có A-G=602. Khi gen đột biến tự sao được môi trường nội bào cung cấp 6307 nuclêôtit tự do loại Ađênin. Tính số đợt tự sao của gen đột biến?

A. 4 B. 3 C. 6 D. 8

Câu 28: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2, nguồn năng lượng là ánh sáng được gọi là:

A. Quang tự dưỡng B. Hóa dị dưỡng
C. Quang dị dưỡng D. Hóa tự dưỡng

Câu 29: Một mARN trưởng thành có chiều dài 0,408 µm tiến hành dịch mã. Xác định số liên kết peptit trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh là:

A. 397 B. 379 C. 398 D. 389

Câu 30: Đột biến điểm bao gồm các dạng:

A. Mất, đảo, chuyển 1 cặp nuclêôtit
B. Mất, thay thế, thêm, đảo 1 cặp nuclêôtit
C. Mất, thêm và đảo1 cặp nuclêôtit
D. Mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtit

Câu 31: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là:

A. A = T = 799; G = X = 401
B. A = T = 800; G = X = 399
C. A = T = 801; G = X = 400
D. A = T = 799; G = X = 400

Câu 32: Gen cấu trúc chứa 90 vòng xoắn và 20%A. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:

A. A = T = 359; G = X = 541 B. A = T = 361; G = X = 539
C. A = T = 360; G = X = 540 D. A = T = 359; G = X = 540

Câu 33: Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân chia tạo ra 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?

A. 40 phút B. 60 phút C. 20 phút D. 2 giờ

Câu 34: Đơn phân của prôtêin là:

A. Peptit B. Nuclêôtit C. Nuclêôxôm D. Axit amin

Câu 35: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào sinh dục sơ khai B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào xô ma D. Tế bào sinh dục chín

Câu 36: Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào đến khi tế bào đó phân chia là

A. Thời gan sinh trưởng
B. Thời gian tiềm phát
C. Thời gian thế hệ
D. Thời gian sinh trưởng và phát triển

Câu 37: Trong nguyên phân khi tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành:

A. Một hàng B. Ba hàng C. Hai hàng D. Bốn hàng

Câu 38: Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì

A. Bằng nhau B. Bằng 4 lần C. Giảm một nửa D. Bằng 2 lần

Câu 39: Một gen có 450 G và T = 35% tổng số nuclêôtit của gen. Xác định tổng số liên kết hiđrô của gen?

A. 3450 B. 3540 C. 4050 D. 2998

Câu 40: Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của

A. Kì cuối B. Kỳ đầu C. Kỳ giữa D. Kỳ trung gian

Đánh giá bài viết
5 4.834
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 2 lớp 10

    Xem thêm