Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 10 (Đề 2)

Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 10 (Đề 2) do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi giữa học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 10.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 10.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 10

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Có nơi mô như ở quê mình
Mẹ đợi con, tóc hoá ngàn lau trắng
Lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng
Đứa tận miền Nam
Đứa ở Trường Sơn
Biền biệt không về…

(Quê mình - Tạ Nghi Lễ)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (1đ): Người mẹ được tác giả miêu tả thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Nêu ý nghĩa 2 câu thơ:

“Mẹ đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng
Lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng”

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về tinh thần tự học.

Câu 2 (5đ): Hóa thân thành cá bống kể lại chuyện Tấm Cám.

Hướng dẫn giải Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 10

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (1đ):

Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.

Câu 3 (1,5đ):

Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận về tinh thần tự học

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.

b. Phân tích

  • Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.
  • Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
  • Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.
  • Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

c. Chứng minh

Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

d. Phản biện

Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Hóa thân thành cá bống kể lại chuyện Tấm Cám

1. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện

  • Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.
  • Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.
  • Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.
  • Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.

b. Diễn biến câu chuyện

  • Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.
  • Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.
  • Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Cô được Bụt giúp nên có bộ trang phục đẹp đẽ để đi dự hội. Không may làm rơi chiếc giày nhưng chính chiếc giày đó đã giúp nàng trở thành vợ của vua.
  • Thế nhưng, trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm.
  • Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường.
  • Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.

------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 10 (Đề 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 10

    Xem thêm