Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015 được VnDoc.com đăng tải dưới đây giúp các bạn hệ thống lại kiến thức Địa lý hiệu quả và là bước chuẩn bị quan trọng giúp bạn đạt thành tích cao trong học tập, vượt qua các bài kiểm tra học kì nhanh chóng.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 | KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN THỨ HAI NĂM HỌC 2014 – 2015 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ; LỚP 10 - KHỐI C Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm có 01 trang |
Câu 1 (2,5 điểm).
a) Nêu vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
b) Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ? Biện pháp để khắc phục tình trạng này?
Câu 2 (2,5 điểm).
a) Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.
b) Vì sao giữa bờ đông và bờ tây của lục địa nhiệt độ có sự khác nhau?
Câu 3 (1,5 điểm).
Giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa? Có thể rút ra kết luận gì?
Câu 4 (3,5 điểm).
Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và các nhóm nước từ 1950 - 2010
(Đơn vị: %)
Năm | 1950 | 1970 | 1990 | 2010 |
Toàn thế giới | 29,2 | 37,7 | 43,0 | 50,0 |
Nhóm nước phát triển | 54,9 | 66,7 | 73,7 | 75,0 |
Nhóm nước đang phát triển | 17,8 | 25,4 | 34,7 | 44,0 |
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950 - 2010.
b) Nhận xét về tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950 - 2010.
c) Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10
Câu 1 (2,5 điểm).
a. Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
- Vai trò quan trọng và không thể thay thế được. (0,25)
- Cung cấp LT-TP cho con người. (0,25)
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. (0,25)
- Xuất khẩu nông sản, tăng nguồn ngoại tệ. (0,25)
- Giải quyết việc làm cho 40% lao động thế giới. (0,25)
b. * Tính mùa vụ là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt bởi vì:
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. (0,5)
- Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi
=> Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ. (0,25)
* Biện pháp:
- Xây dựng một cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. (0,25)
- Thực hiện đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ ...), phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn. (0,25)
Câu 2 (2,5 điểm).
a. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất:
- Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ:
- Vùng vĩ độ thấp (gần xích đạo) có góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt hấp thụ nhiều nên có nhiệt độ cao, chênh lệch thời gian chiếu sáng ít nên biên độ nhiệt thấp. (0,5)
- Vùng vĩ độ cao có góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt hấp thụ ít nên có nhiệt độ thấp, chênh lệch thời gian chiếu sáng nhiều nên biên độ nhiệt cao. (0,5)
- Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương:
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. (0,25)
- Lục địa thường hấp thụ nhiệt nhanh, phản xạ nhiệt nhanh nên nhiệt độ chênh lệch nhau lớn (biên độ nhiệt cao), hải dương thường hấp thụ nhiệt chậm, phản xạ nhiệt chậm nên nhiệt độ chênh lệch nhau nhỏ (biên độ nhiệt thấp). (0,25)
- Nhiệt độ phân bố theo địa hình: Nhiệt độ thay đổi theo độ cao (lên cao 100m giảm 0,60C) và thay đổi theo hướng sườn (nhưng chỉ ở tầm thấp). (0,5)
b. Trong cùng một vĩ độ, giữa bờ đông và bờ tây của lục địa nhiệt độ khác nhau do: ảnh hưởng của dòng biển nóng hoặc dòng biển lạnh. (0,5)
Câu 3 (1,5 điểm).
a. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa khác nhau:
- Từ 21/3 đến 23/9, BBC nghiêng về phía Mặt Trời, vòng phân chia sáng tối ra sau cực Bắc và trước cực Nam. Ở BBC ngày dài hơn đêm. Xích đạo luôn có ngày đêm dài bằng nhau nhưng vĩ độ càng tăng thì sự chênh lệch ngày đêm ngày càng lớn. Trong khi đó tình trạng ở NBC sẽ ngược lại. (0,5)
- Từ 29/9 đến 21/3 năm sau: NBC nghiêng về phía Mặt Trời, vòng phân sáng tối ra sau cực Nam và ra trước cực Bắc. Ở NBC sẽ có ngày dài hơn đêm, càng ra xa Xích đạo sự chênh lệch ngày đêm càng tăng. Tình trạng ở BBC ngược lại. (0,5)
b. Rút ra kết luận:
- Ở đâu nóng thì ngày dài hơn đêm, ở đâu lạnh thì đêm dài hơn ngày.
- Xích đạo luôn có ngày đêm dài bằng nhau. (0,25)
- Càng ra xa Xích đạo sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn.
- Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau, diễn ra trái ngược giữa 2 bán cầu. (0,25)
Câu 4 (3,5 điểm).
a. Vẽ biểu đồ: (2,0)
- Dạng biểu đồ cột nhóm ba với một hệ trục tọa độ (vẽ các loại biểu đồ khác không cho điểm).
- Yêu cầu: chính xác, đủ tên biểu đồ, chú giải, số liệu đầu cột, đơn vị trục tung và trục hoành, thẩm mỹ.
(Nếu thiếu, sai mỗi yếu tố -0,25 điểm)
b. Nhận xét:
- Từ 1950 - 2010 tỉ lệ dân số thành thị của toàn thế giới tăng liên tục (dẫn chứng) (0,25)
- Tỉ lệ dân số thành thị ở cả nhóm nước phát triển và đang phát triển đều tăng, trong đó tỉ lệ dân thành thị của nhóm nước đang phát triển tăng nhanh hơn (dẫn chứng) (0,25)
- Nhóm nước phát triển có tỉ lệ dân số thành thị cao hơn nhóm nước đang phát triển (dẫn chứng) (0,25)
c. Các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa vì:
- Các nước đang phát triển quá trình đô thị hóa diễn ra muộn, trình độ thấp, đô thị hóa tự phát (diễn giải) (0,25)
- Đô thị hóa tự phát gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường (dẫn chứng). (0,25)
- Điều khiển đô thị hóa phù hợp với công nghiệp hóa sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở đô thị,... (0,25)