Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đông Du, TP.HCM năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đông Du, TP.HCM năm học 2015 - 2016 là tài liệu tham khảo hay được Vndoc.com sưu tầm. Đề gồm 4 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 45 phút, đã có đáp án. Mời các bạn tham khảo.
SỞ GD & ĐT TP.HCM TRƯỜNG THCS, THPT ĐÔNG DU | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: VẬT LÝ – LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1 (3,0 điểm)
Phát biểu định luật 1.
Tại sao định luật này gọi là định luật quán tính?
Câu 2 (3,0 điểm)
Phát biểu định luật Huc về lực đàn hồi.
Viết biểu thức, nêu tên gọi và đơn vị các đại lượng.
Câu 3 (2,0 điểm)
Một lò xo có độ cứng 100N/m treo thẳng đứng, đầu dưới gắn vật 100g. Khi cân bằng lò xo có độ dài 12cm. Tìm độ biến dạng và chiều dài ban đầu của lò xo.
Câu 4 (2,0 điểm)
Một xe có khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,02, cho g = 10m/s2.
a)Tính lực phát động tác dụng lên xe.
b) Để xe chuyển động thẳng đều thì lực phát động là bao nhiêu?
----------------Hết-------------------
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10
SỞ GD & ĐT TP.HCM TRƯỜNG THCS, THPT ĐÔNG DU | ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: VẬT LÝ – LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1. (3,0 điểm)
- Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. (2,0 điểm)
- Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. (1,0 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng (dãn hay nén) của lò xo
Fđh: Lực đàn hồi (N) (1,5 điểm)
k: độ cứng lò xo (N/m) (1,0 điểm)
: độ giãn lò xo (m) (0,5 điểm)
Câu 3. (2,0 điểm)
Fđh = P (0,5 điểm)
mg = k.
Câu 4 (2,0 điểm)
a) Hình vẽ (0,5 điểm)
Biểu thức định luật II Niutơn
Chiếu lên phương chuyển động (0,5điểm)
=> Fpđ = ma + Fms = 2200 (N) (0,5 điểm)
b) Kéo đều a = 0 => Fđp = Fms = 200 (N) (0,5 điểm)